Gần một tháng qua, nắng hạn kéo dài khiến lượng nước dự trữ tại các ao, hồ, đập chứa ở Đồng Nai đang dần cạn kiệt.
Mực nước ngầm tại các giếng khoan, giếng đào cũng giảm từ 2-3m đã làm cho hơn 1.000ha ngô vụ Đông Xuân tại 2 xã Xuân Phú và Lang Minh ở huyện miền núi Xuân Lộc, giảm năng suất từ 30-35%, trong đó gần 100ha có khả năng bị mất trắng.
Riêng xã Xuân Phú có hơn 900ha ngô thì có hơn một nửa diện tích đang bị khô hạn, có khả năng giảm 50% năng suất.
Chỉ trong khoảng 10 ngày qua, bà con tại hai xã trên đã khoan 23 giếng, mỗi giếng sâu từ 20-30m, tốn hàng trăm triệu đồng nhưng chỉ có 4 giếng có nước. Có hộ phải đầu tư 5-7 triệu đồng mua thêm ống nhựa để dẫn nước ra đồng tưới ngô. Các hộ còn lại phải mua nước tưới, mỗi giờ tốn từ 50-70 nghìn đồng.
Ông Nguyễn Văn Hiệp, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Xuân Phú cho biết, trước tình hình nắng hạn kéo dài, xã đã tổ chức nạo vét kênh mương, thành lập đoàn khảo sát các điểm khoan thêm giếng, đồng thời vận động bà con điều phối lượng nước vừa đủ để tưới hỗ trợ lẫn nhau.
Xã cũng cử cán bộ liên hệ với các công ty chế biến thức ăn gia súc để bán cây ngô non nhằm hạn chế tối đa mức thiệt hại.
Được biết, nếu thu hoạch ngô hạt thì trung bình 1ha, bà con có được từ 50-55 triệu đồng, nhưng nếu thu hoạch ngô tươi thì chỉ còn hơn 20 triệu đồng.
Trước thời điểm nắng hạn như hiện nay thì việc bán cây ngô non cũng gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, vụ ngô này, nhiều nông dân trồng ngô ở Xuân Lộc lỗ nặng.
Cũng do nắng hạn kéo dài, hàng ngàn ha lúa và hoa màu vụ Đông Xuân ở các huyện Tân Phú, Định Quán, Thống Nhất, Vĩnh Cửu cũng đang lâm vào cảnh thiếu nước trầm trọng.
Có khoảng 2.000ha trong tổng số gần 14.000ha lúa Đông Xuân của tỉnh Đồng Nai đang kỳ đẻ nhánh chậm phát triển, hàng ngàn ha ngô Đông Xuân đang trong thời gian trổ cờ có nguy cơ giảm năng suất.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai, còn hơn 1 tháng nữa vụ Đông Xuân mới kết thúc, bà con nông dân cần chủ động đắp đập tạm trữ nước và tận dụng tất cả nguồn nước từ các giếng đào, giếng khoan để tưới cho cây trồng cuối vụ./.
Mực nước ngầm tại các giếng khoan, giếng đào cũng giảm từ 2-3m đã làm cho hơn 1.000ha ngô vụ Đông Xuân tại 2 xã Xuân Phú và Lang Minh ở huyện miền núi Xuân Lộc, giảm năng suất từ 30-35%, trong đó gần 100ha có khả năng bị mất trắng.
Riêng xã Xuân Phú có hơn 900ha ngô thì có hơn một nửa diện tích đang bị khô hạn, có khả năng giảm 50% năng suất.
Chỉ trong khoảng 10 ngày qua, bà con tại hai xã trên đã khoan 23 giếng, mỗi giếng sâu từ 20-30m, tốn hàng trăm triệu đồng nhưng chỉ có 4 giếng có nước. Có hộ phải đầu tư 5-7 triệu đồng mua thêm ống nhựa để dẫn nước ra đồng tưới ngô. Các hộ còn lại phải mua nước tưới, mỗi giờ tốn từ 50-70 nghìn đồng.
Ông Nguyễn Văn Hiệp, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Xuân Phú cho biết, trước tình hình nắng hạn kéo dài, xã đã tổ chức nạo vét kênh mương, thành lập đoàn khảo sát các điểm khoan thêm giếng, đồng thời vận động bà con điều phối lượng nước vừa đủ để tưới hỗ trợ lẫn nhau.
Xã cũng cử cán bộ liên hệ với các công ty chế biến thức ăn gia súc để bán cây ngô non nhằm hạn chế tối đa mức thiệt hại.
Được biết, nếu thu hoạch ngô hạt thì trung bình 1ha, bà con có được từ 50-55 triệu đồng, nhưng nếu thu hoạch ngô tươi thì chỉ còn hơn 20 triệu đồng.
Trước thời điểm nắng hạn như hiện nay thì việc bán cây ngô non cũng gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, vụ ngô này, nhiều nông dân trồng ngô ở Xuân Lộc lỗ nặng.
Cũng do nắng hạn kéo dài, hàng ngàn ha lúa và hoa màu vụ Đông Xuân ở các huyện Tân Phú, Định Quán, Thống Nhất, Vĩnh Cửu cũng đang lâm vào cảnh thiếu nước trầm trọng.
Có khoảng 2.000ha trong tổng số gần 14.000ha lúa Đông Xuân của tỉnh Đồng Nai đang kỳ đẻ nhánh chậm phát triển, hàng ngàn ha ngô Đông Xuân đang trong thời gian trổ cờ có nguy cơ giảm năng suất.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai, còn hơn 1 tháng nữa vụ Đông Xuân mới kết thúc, bà con nông dân cần chủ động đắp đập tạm trữ nước và tận dụng tất cả nguồn nước từ các giếng đào, giếng khoan để tưới cho cây trồng cuối vụ./.
Minh Hưng (Vietnam+)