“Ứng dụng Ergomomics vào thiết kế và chế tạo xe lăn điện” là tên đề tài nhằm nâng cấp và cải thiện những tính năng dành cho xe lăn điện của người khuyết tật của nhóm sinh viên của ngành Sản xuất tự động, Khoa Chất lượng cao, trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng.
Với đề tài này 4 sinh viên của trường Đại học Bách Khoa là Võ Thịnh Bảo, Lưu Quốc Kỳ, Nguyễn Minh Sang và Đặng Văn Tuấn đã vinh dự được nhận giải nhất nghiên cứu khoa học (khối ngành khoa học kỹ thuật) của Đại học Đà Nẵng năm 2012 và đề tài được gửi tham dự giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ toàn quốc năm 2012”.
Dựa trên yếu tố nhân trắc học (Ergomomics) điểm mới của thiết bị xe lăn điện này là toàn bộ các chuyển động của xe được kiểm soát bằng một cần điều khiển (tiếng Anh gọi là Joystick) duy nhất.
Với thiết kế hệ thống ghế ngồi gồm phần tựa lưng và đế gác chân có thể xoay chuyển bằng cách nâng lên hạ xuống, xe lăn điện giúp giải mỏi và tạo tư thế thoải mái cho người khuyết tật.
Ngoài ra, đối với những người khuyết tật bị liệt nửa người, xe lăn còn tích hợp nắp đóng mở bô vệ sinh, phòng trường hợp khi không có người thân giúp đỡ người khuyết tật vẫn có thể tự làm vệ sinh cá nhân.
Để ý tưởng thành hiện thực, bên cạnh việc tìm kiếm những nguyên vật liệu để cấu thành một xe lăn hoàn chỉnh, nhóm sinh viên Đại học Bách Khoa Đà Nẵng đã vận dụng khả năng nghiên cứu linh hoạt, sáng tạo để sáng chế ra những đồ dùng cần thiết dùng cho hoạt động nghiên cứu.
Tiêu biểu cho sản phẩm “tự chế” của nhóm sinh viên này là cần điều khiển dùng cho xe lăn điện dựa trên cần điều khiển dùng để chơi điện tử.
Mặc dù, thiết kế và chế tạo xe lăn điện tuy không phải là một đề tài mới lạ trong nước cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, với những điểm mới của sản phẩm dựa trên cơ sở áp dụng tiêu chí Ergomomics, thì theo đánh giá của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đoàn Quang Vinh - giảng viên hướng dẫn nhóm làm đề tài nếu đề tài này được đưa vào thực tế thì rất có thể sản phẩm xe lăn điện dành cho người khuyết tật của nhóm sinh viên đến từ trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng sẽ tạo nên thương hiệu “made in Vietnam” vì bên cạnh những tiện ích vốn có thì xe lăn điện này giá thành khoảng 12 triệu đồng, mức giá khá thấp so với những xe lăn hiện đang bán trên thị trường.
Hiện tại, nhóm đang nghiên cứu bổ sung và phát triển xe lăn thêm các tính năng như xe có khả năng thu hồi năng lượng (chuyển đổi động năng khi xe chuyển động xuống dốc hoặc khi lăn bằng tay thành điện năng nạp cho ắc - quy); xe có gắn thêm hệ thống định vị GPS và màn hình LCD thể hiện thông số của xe; xe leo cầu thang; xe sử dụng giọng nói hoặc sóng não để di chuyển thay cho cần điều khiển; xe có thể di chuyển mọi thời tiết,.../.
Với đề tài này 4 sinh viên của trường Đại học Bách Khoa là Võ Thịnh Bảo, Lưu Quốc Kỳ, Nguyễn Minh Sang và Đặng Văn Tuấn đã vinh dự được nhận giải nhất nghiên cứu khoa học (khối ngành khoa học kỹ thuật) của Đại học Đà Nẵng năm 2012 và đề tài được gửi tham dự giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ toàn quốc năm 2012”.
Dựa trên yếu tố nhân trắc học (Ergomomics) điểm mới của thiết bị xe lăn điện này là toàn bộ các chuyển động của xe được kiểm soát bằng một cần điều khiển (tiếng Anh gọi là Joystick) duy nhất.
Với thiết kế hệ thống ghế ngồi gồm phần tựa lưng và đế gác chân có thể xoay chuyển bằng cách nâng lên hạ xuống, xe lăn điện giúp giải mỏi và tạo tư thế thoải mái cho người khuyết tật.
Ngoài ra, đối với những người khuyết tật bị liệt nửa người, xe lăn còn tích hợp nắp đóng mở bô vệ sinh, phòng trường hợp khi không có người thân giúp đỡ người khuyết tật vẫn có thể tự làm vệ sinh cá nhân.
Để ý tưởng thành hiện thực, bên cạnh việc tìm kiếm những nguyên vật liệu để cấu thành một xe lăn hoàn chỉnh, nhóm sinh viên Đại học Bách Khoa Đà Nẵng đã vận dụng khả năng nghiên cứu linh hoạt, sáng tạo để sáng chế ra những đồ dùng cần thiết dùng cho hoạt động nghiên cứu.
Tiêu biểu cho sản phẩm “tự chế” của nhóm sinh viên này là cần điều khiển dùng cho xe lăn điện dựa trên cần điều khiển dùng để chơi điện tử.
Mặc dù, thiết kế và chế tạo xe lăn điện tuy không phải là một đề tài mới lạ trong nước cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, với những điểm mới của sản phẩm dựa trên cơ sở áp dụng tiêu chí Ergomomics, thì theo đánh giá của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đoàn Quang Vinh - giảng viên hướng dẫn nhóm làm đề tài nếu đề tài này được đưa vào thực tế thì rất có thể sản phẩm xe lăn điện dành cho người khuyết tật của nhóm sinh viên đến từ trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng sẽ tạo nên thương hiệu “made in Vietnam” vì bên cạnh những tiện ích vốn có thì xe lăn điện này giá thành khoảng 12 triệu đồng, mức giá khá thấp so với những xe lăn hiện đang bán trên thị trường.
Hiện tại, nhóm đang nghiên cứu bổ sung và phát triển xe lăn thêm các tính năng như xe có khả năng thu hồi năng lượng (chuyển đổi động năng khi xe chuyển động xuống dốc hoặc khi lăn bằng tay thành điện năng nạp cho ắc - quy); xe có gắn thêm hệ thống định vị GPS và màn hình LCD thể hiện thông số của xe; xe leo cầu thang; xe sử dụng giọng nói hoặc sóng não để di chuyển thay cho cần điều khiển; xe có thể di chuyển mọi thời tiết,.../.
Khánh Hương (TTXVN)