Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 356, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; trong đó khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có 19 tuyến quốc lộ dài 2.424 km được xây dựng mới hoặc nâng cấp nhằm tạo tiền đề phát triển kinh tế-xã hội, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Theo đó, đến năm 2020, sẽ hoàn thiện xây dựng và nâng cấp Tuyến N1 dài 235 km, đạt chuẩn đường cấp 4 với 2 làn xe chạy dọc theo biên giới Việt Nam-Campuchia, từ Đức Huệ (Long An) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Quốc lộ 50 dài 88km đạt chuẩn đường cấp 3 với 2 làn xe, từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Lộ Dừa (Tiền Giang).
Quốc lộ 62 dài 77km, từ Tân An đến cửa khẩu Mộc Hóa (Long An), đạt chuẩn cấp 3 với 2 làn xe. Quốc lộ 30 dài 120 km, từ An Hữu (Tiền Giang) đến cửa khẩu Dinh Bà (Đồng Tháp), đạt chuẩn cấp III với 2 làn xe đồng thời xây dựng mới đoạn từ ngã ba An Hữu về Đồng Tháp để kết nối giữa quốc lộ 1 và đường cao tốc, đạt chuẩn cấp 2 với 4 làn xe.
Quốc lộ 54 dài 153 km, từ Bình Thành (Đồng Tháp) đến thành phố Trà Vinh, đạt chuẩn cấp 3 với 2 làn xe. Quốc lộ 53 dài 167 km, từ thành phố Vĩnh Long đến Tập Sơn (Trà Vinh), đạt chuẩn đường cấp 3 với 2 làn xe; đoạn Vĩnh Long - thành phố Trà Vinh đạt chuẩn cấp 2 với 4 làn xe. Quốc lộ 57 dài 105km, từ thành phố Vĩnh Long đến Thạnh Phú (Bến Tre), đạt chuẩn cấp 3 với 2 làn xe. Quốc lộ 60 dài 108 km, từ thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) đến thành phố Sóc Trăng, đạt chuẩn cấp 3 với 2 làn xe. Quốc lộ 61 dài 96 km, từ Cái Tắc (Hậu Giang) đến Rạch Sỏi (Kiên Giang), đạt chuẩn cấp 3 với 2 làn xe.
Quốc lộ 61B dài 41 km, từ ngã ba Vĩnh Tường (Hậu Giang) đến thị trấn Mỹ Lộc (Sóc Trăng), đạt chuẩn cấp 4 với 2 làn xe, riêng đoạn thị trấn Vĩnh Tường - thị trấn Long Mỹ đạt chuẩn cấp 3 với 2 làn xe. Quốc lộ 63 dài 115 km, từ Châu Thành (Kiên Giang) đến thành phố Cà Mau, đạt chuẩn đường cấp 3 với 2 làn xe. Quốc lộ 80 dài 212 km, từ Mỹ Thuận (Vĩnh Long) đến Hà Tiên (Kiên Giang), đạt chuẩn đường cấp 3 với 2 làn xe đồng thời xây dựng mới đoạn từ Lộ Tẻ đến Rạch Sỏi (khoảng 50 km), chạy song song với quốc lộ 80 về phía Đông, giai đoạn đầu là đường cấp 3 với 2 làn xe, giai đoạn sau đạt chuẩn đường cấp 2 từ 4-6 làn xe. Quốc lộ 91 dài 145 km, từ Cần Thơ đến Tịnh Biên (An Giang), đạt chuẩn đường cấp 3 với 2 làn xe.
Nâng cấp quốc lộ 91B trên địa bàn thành phố Cần Thơ, dài 16 km, đạt tiêu chuẩn đường đô thị . Quốc lộ 91C dài 34km, từ Châu Đốc đến biên giới Việt Nam - Campuchia (An Giang), đạt chuẩn đường cấp 4 với 2 làn xe. Đường Nam sông Hậu: Dài 134,58 km, được duy trì chuẩn cấp 3 với 2 làn xe. Đường Quản Lộ - Phụng Hiệp dài 122,33 km, duy trì chuẩn cấp 3 với 2 làn xe. Tuyến N2 dài 440 km, từ Chơn Thành (Bình Dương) đến Vàm Rầy (Kiên Giang), đạt chuẩn đường cấp 4 với 2 làn xe.
Hoàn thành xây dựng một số cầu lớn như Đức Huệ, Cao Lãnh, Vàm Cống, Cổ Chiên, Đại Ngãi (trên quốc lộ 60), Đình Khao (trên quốc lộ 57), Xẻo Rô-Tắc Cậu.
Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, kết cấu hạ tầng giao thông hiện vẫn là khâu yếu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Ngày 28/4/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 638/QĐ-TTg về phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải cho vùng. Theo đó, giai đoạn 2012-2015 có 56 dự án do Trung ương quản lý và 131 dự án do địa phương quản lý.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, sau gần 2 năm thực hiện quyết định trên, do kinh tế còn khó khăn, đầu tư công tiếp tục được thắt chặt nên khó hoàn thành kế hoạch đề ra. Nguồn ngân sách nhà nước hàng năm chỉ đủ cân đối vốn đối ứng cho các dự án ODA, không còn vốn để triển khai các dự án khác. Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu. Do vậy, vốn chỉ tập trung cho các dự án quan trọng, cấp bách, hoàn thành năm 2012, 2013.
Một số dự án đang triển khai dở dang phải đình hoãn. Nhiều công trình quan trọng mang tính chất động lực phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long bị chậm tiến độ như cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống, tuyến nối 2 cầu Cao Lãnh và Vàm Cống, đường Hồ Chí Minh nối dài tới Đất Mũi. Tại Cần Thơ, nhiều dự án liên quan bị ngừng trệ như nâng cấp quốc lộ 91, tuyến đường Quang Trung-Cái Cui. Trên các tuyến quốc lộ đang thi công, tiến độ rất chậm, gây cản trở giao thông, ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống của người dân. Quá trình thi công kéo dài ảnh hưởng sự tăng trưởng kinh tế địa phương.
Nguyên nhân do năng lực thi công của các nhà thầu hạn chế. Công tác lập dự án chưa sát, khi triển khai thực hiện dự án còn nhiều phát sinh, phải bổ sung. Sự phối hợp giữa bộ chuyên ngành, Ban quản lý dự án, nhà thầu và các bên liên quan chưa đồng bộ, chặt chẽ. Giá cả vật tư, nhiên liệu tăng cao so với hợp đồng gốc, phát sinh thêm khối lượng, phải điều chỉnh gây mất thời gian. Thủ tục pháp lý trong xây dựng, đền bù còn quá phức tạp và mất quá nhiều thời gian./.
Theo đó, đến năm 2020, sẽ hoàn thiện xây dựng và nâng cấp Tuyến N1 dài 235 km, đạt chuẩn đường cấp 4 với 2 làn xe chạy dọc theo biên giới Việt Nam-Campuchia, từ Đức Huệ (Long An) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Quốc lộ 50 dài 88km đạt chuẩn đường cấp 3 với 2 làn xe, từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Lộ Dừa (Tiền Giang).
Quốc lộ 62 dài 77km, từ Tân An đến cửa khẩu Mộc Hóa (Long An), đạt chuẩn cấp 3 với 2 làn xe. Quốc lộ 30 dài 120 km, từ An Hữu (Tiền Giang) đến cửa khẩu Dinh Bà (Đồng Tháp), đạt chuẩn cấp III với 2 làn xe đồng thời xây dựng mới đoạn từ ngã ba An Hữu về Đồng Tháp để kết nối giữa quốc lộ 1 và đường cao tốc, đạt chuẩn cấp 2 với 4 làn xe.
Quốc lộ 54 dài 153 km, từ Bình Thành (Đồng Tháp) đến thành phố Trà Vinh, đạt chuẩn cấp 3 với 2 làn xe. Quốc lộ 53 dài 167 km, từ thành phố Vĩnh Long đến Tập Sơn (Trà Vinh), đạt chuẩn đường cấp 3 với 2 làn xe; đoạn Vĩnh Long - thành phố Trà Vinh đạt chuẩn cấp 2 với 4 làn xe. Quốc lộ 57 dài 105km, từ thành phố Vĩnh Long đến Thạnh Phú (Bến Tre), đạt chuẩn cấp 3 với 2 làn xe. Quốc lộ 60 dài 108 km, từ thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) đến thành phố Sóc Trăng, đạt chuẩn cấp 3 với 2 làn xe. Quốc lộ 61 dài 96 km, từ Cái Tắc (Hậu Giang) đến Rạch Sỏi (Kiên Giang), đạt chuẩn cấp 3 với 2 làn xe.
Quốc lộ 61B dài 41 km, từ ngã ba Vĩnh Tường (Hậu Giang) đến thị trấn Mỹ Lộc (Sóc Trăng), đạt chuẩn cấp 4 với 2 làn xe, riêng đoạn thị trấn Vĩnh Tường - thị trấn Long Mỹ đạt chuẩn cấp 3 với 2 làn xe. Quốc lộ 63 dài 115 km, từ Châu Thành (Kiên Giang) đến thành phố Cà Mau, đạt chuẩn đường cấp 3 với 2 làn xe. Quốc lộ 80 dài 212 km, từ Mỹ Thuận (Vĩnh Long) đến Hà Tiên (Kiên Giang), đạt chuẩn đường cấp 3 với 2 làn xe đồng thời xây dựng mới đoạn từ Lộ Tẻ đến Rạch Sỏi (khoảng 50 km), chạy song song với quốc lộ 80 về phía Đông, giai đoạn đầu là đường cấp 3 với 2 làn xe, giai đoạn sau đạt chuẩn đường cấp 2 từ 4-6 làn xe. Quốc lộ 91 dài 145 km, từ Cần Thơ đến Tịnh Biên (An Giang), đạt chuẩn đường cấp 3 với 2 làn xe.
Nâng cấp quốc lộ 91B trên địa bàn thành phố Cần Thơ, dài 16 km, đạt tiêu chuẩn đường đô thị . Quốc lộ 91C dài 34km, từ Châu Đốc đến biên giới Việt Nam - Campuchia (An Giang), đạt chuẩn đường cấp 4 với 2 làn xe. Đường Nam sông Hậu: Dài 134,58 km, được duy trì chuẩn cấp 3 với 2 làn xe. Đường Quản Lộ - Phụng Hiệp dài 122,33 km, duy trì chuẩn cấp 3 với 2 làn xe. Tuyến N2 dài 440 km, từ Chơn Thành (Bình Dương) đến Vàm Rầy (Kiên Giang), đạt chuẩn đường cấp 4 với 2 làn xe.
Hoàn thành xây dựng một số cầu lớn như Đức Huệ, Cao Lãnh, Vàm Cống, Cổ Chiên, Đại Ngãi (trên quốc lộ 60), Đình Khao (trên quốc lộ 57), Xẻo Rô-Tắc Cậu.
Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, kết cấu hạ tầng giao thông hiện vẫn là khâu yếu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Ngày 28/4/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 638/QĐ-TTg về phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải cho vùng. Theo đó, giai đoạn 2012-2015 có 56 dự án do Trung ương quản lý và 131 dự án do địa phương quản lý.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, sau gần 2 năm thực hiện quyết định trên, do kinh tế còn khó khăn, đầu tư công tiếp tục được thắt chặt nên khó hoàn thành kế hoạch đề ra. Nguồn ngân sách nhà nước hàng năm chỉ đủ cân đối vốn đối ứng cho các dự án ODA, không còn vốn để triển khai các dự án khác. Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu. Do vậy, vốn chỉ tập trung cho các dự án quan trọng, cấp bách, hoàn thành năm 2012, 2013.
Một số dự án đang triển khai dở dang phải đình hoãn. Nhiều công trình quan trọng mang tính chất động lực phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long bị chậm tiến độ như cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống, tuyến nối 2 cầu Cao Lãnh và Vàm Cống, đường Hồ Chí Minh nối dài tới Đất Mũi. Tại Cần Thơ, nhiều dự án liên quan bị ngừng trệ như nâng cấp quốc lộ 91, tuyến đường Quang Trung-Cái Cui. Trên các tuyến quốc lộ đang thi công, tiến độ rất chậm, gây cản trở giao thông, ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống của người dân. Quá trình thi công kéo dài ảnh hưởng sự tăng trưởng kinh tế địa phương.
Nguyên nhân do năng lực thi công của các nhà thầu hạn chế. Công tác lập dự án chưa sát, khi triển khai thực hiện dự án còn nhiều phát sinh, phải bổ sung. Sự phối hợp giữa bộ chuyên ngành, Ban quản lý dự án, nhà thầu và các bên liên quan chưa đồng bộ, chặt chẽ. Giá cả vật tư, nhiên liệu tăng cao so với hợp đồng gốc, phát sinh thêm khối lượng, phải điều chỉnh gây mất thời gian. Thủ tục pháp lý trong xây dựng, đền bù còn quá phức tạp và mất quá nhiều thời gian./.
Thế Đạt (TTXVN)