Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, ngành giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang xúc tiến các dự án nâng cấp hai tuyến đường thủy phía Nam và cảng Cần Thơ cho sà lan 500 tấn và tàu kéo 300 tấn đi lại quanh năm.
Từ nay đến năm 2014, ngành giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng sẽ thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng giao thông gồm tuyến đường thủy tránh kênh Chợ Gạo, nâng cấp tuyến vận tải sông Hàm Luông, Bạc Liêu-Cà Mau và Đồng Tháp Mười-Tứ giác Long Xuyên.
Về đường biển, ngành giao thông tiếp tục mở rộng cảng Cần Thơ với năng lực vận chuyển 650.000 tấn hàng hóa/năm (trong đó 100.000-150.000 tấn chuyển tải tại phao) và tiếp nhận tàu 10.000 tấn.
Hiện tại, cảng Cái Cui (Cần Thơ) đang được xây dựng giai đoạn II với bốn bến tàu tải trọng từ 10.000-20.000 tấn, với công suất tiếp nhận 2,3-2,5 triệu tấn hàng hóa/năm, trong đó 800.000 tấn chở bằng container. Riêng cảng An Thới (Phú Quốc, Kiên Giang) đang được xây dựng cho tàu 3.000 tấn cập cảng.
Lớn nhất là công trình xây dựng luồng tàu biển dài 40km tại Đồng bằng sông Cửu Long đang được xây dựng. Theo đó, mở rộng, đào mới kênh Quan Chánh Bố (có độ sâu mớn nước 8m) trên địa bàn ba xã là Long Vĩnh, Long Khánh, Dân Thành (huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) nối với cửa biển Định An.
Công trình có các hạng mục chính gồm mở rộng đoạn sông Hậu (dài 6km, rộng 95m) và kênh Quan Chánh Bố cũ dài 19 km (rộng 85m): đào mới 9km kênh tắt thông ra biển (rộng 85m) và 6km kênh biển (rộng 150m); xây dựng đê biển chắn cát, giảm sóng, khu nước tránh tàu. Khi được đưa vào khai thác, luồng tàu này phục vụ tàu biển tải trọng từ 10.000-20.000 tấn và tàu chở hàng container lưu thông với công suất vận chuyển 21-22 triệu tấn/năm.
Các cảng biển, sông tại Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay còn kém hấp dẫn đối với khách hàng. Rất nhiều khách hàng là chủ tàu, chủ hàng có hàng vận chuyển trên tàu (có trọng tải ít nhất 10.000 tấn/chiếc) nhưng do luồng Định An bị bồi lắng, trở nên quá cạn, nên họ đã đến các cảng tại Thành phố Hồ Chí Minh thuê bốc dỡ.
Hiện nay, chỉ tàu có tải trọng 5.000 tấn trở lại lưu thông được trên luồng tàu biển quan trọng nhất Đồng bằng sông Cửu Long này.
Các cảng tại Đồng bằng sông Cửu Long mới chỉ trung chuyển 30% lượng hàng hóa của vùng. Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu hàng năm hiện là 15 triệu tấn, nhưng hệ thống cảng sông, cảng biển chưa phát triển.
Cần Thơ và Cái Cui là hai cảng lớn nhất, nhì của Đồng bằng sông Cửu Long cũng chỉ mới có thể tiếp nhận tàu khoảng 3.000-5.000 tấn. Từ 70%-80% lượng hàng hóa của Đồng bằng sông Cửu Long phải dồn lên cụm cảng Thành phố Hồ Chí Minh bằng đường bộ, gây áp lực lớn cho giao thông đường bộ trên Quốc lộ I và tại Thành phố Hồ Chí Minh, làm tăng chi phí và thời gian vận tải hàng hóa, gây bất lợi cũng như giảm lợi thế cạnh tranh đối với hàng nông sản./.
Từ nay đến năm 2014, ngành giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng sẽ thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng giao thông gồm tuyến đường thủy tránh kênh Chợ Gạo, nâng cấp tuyến vận tải sông Hàm Luông, Bạc Liêu-Cà Mau và Đồng Tháp Mười-Tứ giác Long Xuyên.
Về đường biển, ngành giao thông tiếp tục mở rộng cảng Cần Thơ với năng lực vận chuyển 650.000 tấn hàng hóa/năm (trong đó 100.000-150.000 tấn chuyển tải tại phao) và tiếp nhận tàu 10.000 tấn.
Hiện tại, cảng Cái Cui (Cần Thơ) đang được xây dựng giai đoạn II với bốn bến tàu tải trọng từ 10.000-20.000 tấn, với công suất tiếp nhận 2,3-2,5 triệu tấn hàng hóa/năm, trong đó 800.000 tấn chở bằng container. Riêng cảng An Thới (Phú Quốc, Kiên Giang) đang được xây dựng cho tàu 3.000 tấn cập cảng.
Lớn nhất là công trình xây dựng luồng tàu biển dài 40km tại Đồng bằng sông Cửu Long đang được xây dựng. Theo đó, mở rộng, đào mới kênh Quan Chánh Bố (có độ sâu mớn nước 8m) trên địa bàn ba xã là Long Vĩnh, Long Khánh, Dân Thành (huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) nối với cửa biển Định An.
Công trình có các hạng mục chính gồm mở rộng đoạn sông Hậu (dài 6km, rộng 95m) và kênh Quan Chánh Bố cũ dài 19 km (rộng 85m): đào mới 9km kênh tắt thông ra biển (rộng 85m) và 6km kênh biển (rộng 150m); xây dựng đê biển chắn cát, giảm sóng, khu nước tránh tàu. Khi được đưa vào khai thác, luồng tàu này phục vụ tàu biển tải trọng từ 10.000-20.000 tấn và tàu chở hàng container lưu thông với công suất vận chuyển 21-22 triệu tấn/năm.
Các cảng biển, sông tại Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay còn kém hấp dẫn đối với khách hàng. Rất nhiều khách hàng là chủ tàu, chủ hàng có hàng vận chuyển trên tàu (có trọng tải ít nhất 10.000 tấn/chiếc) nhưng do luồng Định An bị bồi lắng, trở nên quá cạn, nên họ đã đến các cảng tại Thành phố Hồ Chí Minh thuê bốc dỡ.
Hiện nay, chỉ tàu có tải trọng 5.000 tấn trở lại lưu thông được trên luồng tàu biển quan trọng nhất Đồng bằng sông Cửu Long này.
Các cảng tại Đồng bằng sông Cửu Long mới chỉ trung chuyển 30% lượng hàng hóa của vùng. Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu hàng năm hiện là 15 triệu tấn, nhưng hệ thống cảng sông, cảng biển chưa phát triển.
Cần Thơ và Cái Cui là hai cảng lớn nhất, nhì của Đồng bằng sông Cửu Long cũng chỉ mới có thể tiếp nhận tàu khoảng 3.000-5.000 tấn. Từ 70%-80% lượng hàng hóa của Đồng bằng sông Cửu Long phải dồn lên cụm cảng Thành phố Hồ Chí Minh bằng đường bộ, gây áp lực lớn cho giao thông đường bộ trên Quốc lộ I và tại Thành phố Hồ Chí Minh, làm tăng chi phí và thời gian vận tải hàng hóa, gây bất lợi cũng như giảm lợi thế cạnh tranh đối với hàng nông sản./.
Thế Đạt (TTXVN)