Ngày 14/6, tại Hà Nội, nhân Kỷ niệm 87 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2012), Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm (Bộ Công an) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Nâng cao vai trò báo chí, truyền thông trong phòng, chống tội phạm, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.”
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ; Thiếu tướng Trần Bá Thiều, Tổng Cục trưởng Tổng Cục xây dựng lực lượng công an nhân dân; Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hà Minh Huệ cùng đại diện lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Công an; lãnh đạo các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương; các nhà báo, nhà khoa học đã tham dự và đóng góp ý kiến tại Hội thảo.
Với hơn 30 tham luận đóng góp tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận những vấn đề lý luận chung về vai trò của báo chí-truyền thông trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và thực tiễn hoạt động báo chí tham gia vào công tác này.
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ khẳng định trong lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, các cơ quan báo chí, truyền thông góp phần rất quan trọng giúp đỡ lực lượng công an nhân dân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Đảng, chính quyền, các thành quả cách mạng; bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân và phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, giữ vững sự ổn định trật tự an toàn xã hội.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị quan trọng này thì sự phối hợp giữa lực lượng báo chí và lực lượng công an là rất cần thiết, đòi hỏi tính liên tục, chặt chẽ và thường xuyên nhằm chuyển tải thông tin đến người dân một cách chính xác, trung thực, có định hướng và đậm chất nhân văn.
Ông Nguyễn Thế Kỷ cũng chỉ rõ hiện nay, một số cơ quan báo chí vẫn chưa thực hiện nghiêm túc việc đăng tải thông tin trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm, sa vào miêu tả chi tiết các hành vi phạm tội, có nhiều yếu tố phản cảm, tác động tiêu cực đến dư luận xã hội.
Do vậy các cơ quan báo chí, các nhà báo cần không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị và năng lực chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp của người làm báo nhằm thực hiện tốt và có hiệu quả công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm.
Theo đánh giá của các đại biểu, báo chí là phương tiện quan trọng để chuyển tải một cách nhanh chóng, rộng rãi các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng chống tội phạm tới quảng đại nhân dân và quốc tế.
Bằng các hoạt động tác nghiệp của mình, báo chí, truyền thông đã phát hiện, phản ánh công khai, sự thật về tình hình phức tạp của tội phạm; các vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự an toàn xã hội; đồng thời hỗ trợ đắc lực lực lượng công an nhân dân trong các đợt tấn công tội phạm; điều tra xử lý các vụ phạm tội phức tạp, nhất là các vụ án kinh tế, tham nhũng lớn.
Báo chí, truyền thông cũng tham gia đóng góp tích cực, xây dựng lực lượng công an nhân dân về mọi mặt bằng các hình thức tuyên truyền, cổ vũ các đơn vị, cá nhân điển hình tiên tiến, những gương cán bộ chiến sỹ công an tận tụy trong công việc.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả trên, thời gian qua, báo chí vẫn chưa phát huy hết tiềm năng trong tham gia, phục vụ công tác phòng chống tội phạm. Việc tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước xuống tới cơ sở, nhất là vùng sâu, vùng xa, đến với đối tượng cần tuyên truyền còn hạn chế; còn tình trạng chỉ chạy theo các vụ việc hoặc đưa các thông tin chưa đảm bảo đúng, đủ sự thật hoặc đưa những thông tin phản cảm, lộ bí mật vụ án, dễ tạo ra hoài nghi trong công luận….
Về các giải pháp góp phần nâng cao vai trò của báo chí, truyền thông trong phòng, chống tội phạm, nhiều đại biểu đề xuất: Cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông với lực lượng công an nhân dân.
Lực lượng công an phải thường xuyên cung cấp tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thông tấn, báo chí tiếp cận với hoạt động của cơ quan điều tra một cách kịp thời, chính xác nhất; đồng thời, bảo vệ an toàn cho phóng viên tác nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
Công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ những người làm báo về kiến thức pháp luật và nghiệp vụ cũng cần được đẩy mạnh để nâng cao chất lượng thông tin theo hướng trung thực, khách quan và đúng định hướng./.
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ; Thiếu tướng Trần Bá Thiều, Tổng Cục trưởng Tổng Cục xây dựng lực lượng công an nhân dân; Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hà Minh Huệ cùng đại diện lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Công an; lãnh đạo các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương; các nhà báo, nhà khoa học đã tham dự và đóng góp ý kiến tại Hội thảo.
Với hơn 30 tham luận đóng góp tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận những vấn đề lý luận chung về vai trò của báo chí-truyền thông trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và thực tiễn hoạt động báo chí tham gia vào công tác này.
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ khẳng định trong lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, các cơ quan báo chí, truyền thông góp phần rất quan trọng giúp đỡ lực lượng công an nhân dân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Đảng, chính quyền, các thành quả cách mạng; bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân và phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, giữ vững sự ổn định trật tự an toàn xã hội.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị quan trọng này thì sự phối hợp giữa lực lượng báo chí và lực lượng công an là rất cần thiết, đòi hỏi tính liên tục, chặt chẽ và thường xuyên nhằm chuyển tải thông tin đến người dân một cách chính xác, trung thực, có định hướng và đậm chất nhân văn.
Ông Nguyễn Thế Kỷ cũng chỉ rõ hiện nay, một số cơ quan báo chí vẫn chưa thực hiện nghiêm túc việc đăng tải thông tin trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm, sa vào miêu tả chi tiết các hành vi phạm tội, có nhiều yếu tố phản cảm, tác động tiêu cực đến dư luận xã hội.
Do vậy các cơ quan báo chí, các nhà báo cần không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị và năng lực chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp của người làm báo nhằm thực hiện tốt và có hiệu quả công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm.
Theo đánh giá của các đại biểu, báo chí là phương tiện quan trọng để chuyển tải một cách nhanh chóng, rộng rãi các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng chống tội phạm tới quảng đại nhân dân và quốc tế.
Bằng các hoạt động tác nghiệp của mình, báo chí, truyền thông đã phát hiện, phản ánh công khai, sự thật về tình hình phức tạp của tội phạm; các vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự an toàn xã hội; đồng thời hỗ trợ đắc lực lực lượng công an nhân dân trong các đợt tấn công tội phạm; điều tra xử lý các vụ phạm tội phức tạp, nhất là các vụ án kinh tế, tham nhũng lớn.
Báo chí, truyền thông cũng tham gia đóng góp tích cực, xây dựng lực lượng công an nhân dân về mọi mặt bằng các hình thức tuyên truyền, cổ vũ các đơn vị, cá nhân điển hình tiên tiến, những gương cán bộ chiến sỹ công an tận tụy trong công việc.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả trên, thời gian qua, báo chí vẫn chưa phát huy hết tiềm năng trong tham gia, phục vụ công tác phòng chống tội phạm. Việc tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước xuống tới cơ sở, nhất là vùng sâu, vùng xa, đến với đối tượng cần tuyên truyền còn hạn chế; còn tình trạng chỉ chạy theo các vụ việc hoặc đưa các thông tin chưa đảm bảo đúng, đủ sự thật hoặc đưa những thông tin phản cảm, lộ bí mật vụ án, dễ tạo ra hoài nghi trong công luận….
Về các giải pháp góp phần nâng cao vai trò của báo chí, truyền thông trong phòng, chống tội phạm, nhiều đại biểu đề xuất: Cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông với lực lượng công an nhân dân.
Lực lượng công an phải thường xuyên cung cấp tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thông tấn, báo chí tiếp cận với hoạt động của cơ quan điều tra một cách kịp thời, chính xác nhất; đồng thời, bảo vệ an toàn cho phóng viên tác nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
Công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ những người làm báo về kiến thức pháp luật và nghiệp vụ cũng cần được đẩy mạnh để nâng cao chất lượng thông tin theo hướng trung thực, khách quan và đúng định hướng./.
Việt Hà (TTXVN)