Nhân dịp Hội nghị Quan chức thương mại Việt Nam đang diễn ra tại Brussels, Bỉ, ngày 15/7, Bộ Công Thương, Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ, Dự án Hỗ trợ Chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP), phối hợp với Tổng vụ Nông nghiệp của Ủy ban châu Âu đã tổ chức lễ trao chứng nhận tên gọi xuất xứ (PDO) "Phú Quốc” cho sản phẩm nước mắm Phú Quốc của Việt Nam.
Việc đăng bạ PDO cho sản phẩm Nước mắm Phú Quốc tại Liên minh châu Âu đã được công bố từ cuối năm 2012.
Đây là một trong những thành công bước đầu để bảo hộ hàng hóa Việt Nam tại Liên minh châu Âu do Bộ Công thương thực hiện với sự hợp tác, giúp đỡ của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang, Thương vụ và Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Bỉ và sự tài trợ của dự án EU-MUTRAP.
Việc bảo hộ Tên gọi xuất xứ tại EU đã nâng cao uy tín của thương hiệu nước mắm Phú Quốc của Việt Nam, tạo thuận lợi cho việc đấu tranh chống hàng nhái, hàng giả nước mắm Phú Quốc tại thị trường Liên minh châu Âu và thúc đẩy thương mại sản phẩm này trên thị trường trong nước và nước ngoài.
Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa nhấn mạnh đây là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam và cũng là sản phẩm đầu tiên của ASEAN được đăng bạ bảo hộ PDO tại thị trường tất cả 28 nước thành viên EU. Bà cho biết kinh nghiệm thành công của nước mắm Phú Quốc là có sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành, các địa phương, các doanh nghiệp và vai trò đặc biệt quan trọng của dự án EU-MUTRAP.
Về vai trò của EU-MUTRAP, ông Bùi Huy Sơn, Giám đốc dự án cho biết một trong những mục tiêu rất quan trọng của dự án này là hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Âu cũng như hỗ trợ quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình để nước mắm Phú Quốc được nhận quy chế được bảo hộ tại thị trường châu Âu đã phải trải qua thời gian gần 4 năm để vượt qua những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm hết sức ngặt nghèo của EU.
Ông còn nói rõ việc đăng bạ thành công tên gọi xuất xứ “Phú Quốc" tại EU cho sản phẩm Nước mắm Phú Quốc là kết quả hỗ trợ kỹ thuật của Dự án MUTRAP giai đoạn II và giai đoạn III cho Hội sản xuất Nước mắm Phú Quốc với sự hợp tác, giúp đỡ của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang.
Từ năm 2008, Dự án MUTRAP II đã cử chuyên gia giúp Hội sản xuất Nước mắm Phú Quốc tiến hành nghiên cứu lập hồ sơ đăng ký và Dự án MUTRAP III phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Brussels đã hoàn chỉnh bộ hồ sơ đăng ký của Hội sản xuất Nước mắm Phú Quốc trình Ủy ban châu Âu. Đến cuối tháng 10/2012, sản phẩm Nước mắm Phú Quốc chính thức được bảo hộ tên gọi xuất xứ trên toàn bộ lãnh thổ các nước thuộc Liên minh châu Âu.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục cùng EU-MUTRAP hỗ trợ các hiệp hội doanh nghiệp, các ngành hàng xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý (GI) một số mặt hàng nông sản nổi tiếng của Việt Nam như cà phê Buôn Ma Thuột, chè Shan Tuyết Mộc Châu, xoài cát Hòa Lộc.../.
Việc đăng bạ PDO cho sản phẩm Nước mắm Phú Quốc tại Liên minh châu Âu đã được công bố từ cuối năm 2012.
Đây là một trong những thành công bước đầu để bảo hộ hàng hóa Việt Nam tại Liên minh châu Âu do Bộ Công thương thực hiện với sự hợp tác, giúp đỡ của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang, Thương vụ và Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Bỉ và sự tài trợ của dự án EU-MUTRAP.
Việc bảo hộ Tên gọi xuất xứ tại EU đã nâng cao uy tín của thương hiệu nước mắm Phú Quốc của Việt Nam, tạo thuận lợi cho việc đấu tranh chống hàng nhái, hàng giả nước mắm Phú Quốc tại thị trường Liên minh châu Âu và thúc đẩy thương mại sản phẩm này trên thị trường trong nước và nước ngoài.
Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa nhấn mạnh đây là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam và cũng là sản phẩm đầu tiên của ASEAN được đăng bạ bảo hộ PDO tại thị trường tất cả 28 nước thành viên EU. Bà cho biết kinh nghiệm thành công của nước mắm Phú Quốc là có sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành, các địa phương, các doanh nghiệp và vai trò đặc biệt quan trọng của dự án EU-MUTRAP.
Về vai trò của EU-MUTRAP, ông Bùi Huy Sơn, Giám đốc dự án cho biết một trong những mục tiêu rất quan trọng của dự án này là hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Âu cũng như hỗ trợ quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình để nước mắm Phú Quốc được nhận quy chế được bảo hộ tại thị trường châu Âu đã phải trải qua thời gian gần 4 năm để vượt qua những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm hết sức ngặt nghèo của EU.
Ông còn nói rõ việc đăng bạ thành công tên gọi xuất xứ “Phú Quốc" tại EU cho sản phẩm Nước mắm Phú Quốc là kết quả hỗ trợ kỹ thuật của Dự án MUTRAP giai đoạn II và giai đoạn III cho Hội sản xuất Nước mắm Phú Quốc với sự hợp tác, giúp đỡ của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang.
Từ năm 2008, Dự án MUTRAP II đã cử chuyên gia giúp Hội sản xuất Nước mắm Phú Quốc tiến hành nghiên cứu lập hồ sơ đăng ký và Dự án MUTRAP III phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Brussels đã hoàn chỉnh bộ hồ sơ đăng ký của Hội sản xuất Nước mắm Phú Quốc trình Ủy ban châu Âu. Đến cuối tháng 10/2012, sản phẩm Nước mắm Phú Quốc chính thức được bảo hộ tên gọi xuất xứ trên toàn bộ lãnh thổ các nước thuộc Liên minh châu Âu.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục cùng EU-MUTRAP hỗ trợ các hiệp hội doanh nghiệp, các ngành hàng xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý (GI) một số mặt hàng nông sản nổi tiếng của Việt Nam như cà phê Buôn Ma Thuột, chè Shan Tuyết Mộc Châu, xoài cát Hòa Lộc.../.
Thái Vân-Đỗ Hưng/Brussels (Vietnam+)