Dịch vụ truyền hình trả tiền mặc dù mới thâm nhập và phát triển hơn 10 năm nhưng đã có sự bứt phá không chỉ về công nghệ mà còn cả số lượng doanh nghiệp tham gia trên khắp thị trường cả nước.
Tại Hội thảo “Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực truyền hình trả tiền” do Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội truyền hình trả tiền (VN Pay TV) tổ chức sáng 10/9 tại Hà Nội, nhiều chuyên gia dự báo rằng thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng để tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết tính đến hết năm 2012, diện phủ sóng truyền hình trả tiền đạt trên 95% toàn lãnh thổ.
Với 90% hộ gia đình đã sử dụng các phương thức truyền dẫn, 6 triệu thuê bao đang hoạt động thường xuyên, kỹ thuật công nghệ truyền dẫn ngày càng hiện đại, nội dung đa dạng hấp dẫn.
Tuy nhiên, thị phần trên thị trường vẫn tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp Nhà nước và trực thuộc các đài truyền hình lớn của Trung ương. Cùng đó, các thuê bao truyền hình trả tiền vẫn tập trung vào truyền hình cáp, mức chênh lệch thị phần giữa doanh nghiệp dẫn đầu và những doanh nghiệp kế tiếp đã có sự gia tăng đáng kể.
Theo bà Trần Phương Lan, Trưởng ban Giám sát và Quản lý cạnh tranh, thực trạng trên thị trường truyền hình trả tiền hiện nay các doanh nghiệp đang cạnh tranh nhau để ký các hợp đồng bản quyền truyền hình phát sóng các giải bóng đá hàng đầu thế giới.
Mặt khác, do chi phí mua bản quyền quá lớn khiến giá thuê bao truyền hình trả tiền đã liên tục tăng. Đáng chú ý là mức chênh lệch thị phần giữa doanh nghiệp dẫn đầu và những doanh nghiệp kế tiếp có sự gia tăng đáng kể.
Trên thị trường cũng đã hình thành doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh như SCTV chiếm 40%, VTV là chủ sở hữu hoặc tham gia góp vốn vào nhiều doanh nghiệp có thị phần lớn lên tới trên 70%. Đặc biệt, sự gia nhập thị trường của VNPT, Viettel và FPT sẽ khiến cho thị trường truyền hình trả tiền ngày càng cạnh tranh khốc liệt.
Để định hướng cho thị trường truyền hình trả tiền Việt Nam phát triển lành mạnh, ông Nguyễn Hà Yên, Phó Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cho rằng hiện nay, thị trường truyền hình trả tiền đang trong giai đoạn quá độ để thích nghi với chính sách quản lý mới của nhà nước. Vì vậy, bên cạnh việc thúc đẩy thị trường bằng việc cấp phép cho những doanh nghiệp mới có năng lực về hạ tầng và nguồn vốn đầu tư.
Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục rà soát, sắp xếp lại các doanh nghiệp tham gia thị trường truyền hình cáp ở giai đoạn trước theo hướng hình thành các doanh nghiệp đủ mạnh, nâng cao sức cạnh tranh và có khả năng cung cấp dịch vụ đảm bảo chất lượng.
Tới đây, Bộ tiếp tục triển khai các giải pháp quản lý để đảm bảo các doanh nghiệp triển khai với quy mô đáng kể và cạnh tranh lành mạnh, hình thành thị trường truyền hình trả tiền phát triển bền vững./.
Tại Hội thảo “Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực truyền hình trả tiền” do Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội truyền hình trả tiền (VN Pay TV) tổ chức sáng 10/9 tại Hà Nội, nhiều chuyên gia dự báo rằng thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng để tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết tính đến hết năm 2012, diện phủ sóng truyền hình trả tiền đạt trên 95% toàn lãnh thổ.
Với 90% hộ gia đình đã sử dụng các phương thức truyền dẫn, 6 triệu thuê bao đang hoạt động thường xuyên, kỹ thuật công nghệ truyền dẫn ngày càng hiện đại, nội dung đa dạng hấp dẫn.
Tuy nhiên, thị phần trên thị trường vẫn tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp Nhà nước và trực thuộc các đài truyền hình lớn của Trung ương. Cùng đó, các thuê bao truyền hình trả tiền vẫn tập trung vào truyền hình cáp, mức chênh lệch thị phần giữa doanh nghiệp dẫn đầu và những doanh nghiệp kế tiếp đã có sự gia tăng đáng kể.
Theo bà Trần Phương Lan, Trưởng ban Giám sát và Quản lý cạnh tranh, thực trạng trên thị trường truyền hình trả tiền hiện nay các doanh nghiệp đang cạnh tranh nhau để ký các hợp đồng bản quyền truyền hình phát sóng các giải bóng đá hàng đầu thế giới.
Mặt khác, do chi phí mua bản quyền quá lớn khiến giá thuê bao truyền hình trả tiền đã liên tục tăng. Đáng chú ý là mức chênh lệch thị phần giữa doanh nghiệp dẫn đầu và những doanh nghiệp kế tiếp có sự gia tăng đáng kể.
Trên thị trường cũng đã hình thành doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh như SCTV chiếm 40%, VTV là chủ sở hữu hoặc tham gia góp vốn vào nhiều doanh nghiệp có thị phần lớn lên tới trên 70%. Đặc biệt, sự gia nhập thị trường của VNPT, Viettel và FPT sẽ khiến cho thị trường truyền hình trả tiền ngày càng cạnh tranh khốc liệt.
Để định hướng cho thị trường truyền hình trả tiền Việt Nam phát triển lành mạnh, ông Nguyễn Hà Yên, Phó Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cho rằng hiện nay, thị trường truyền hình trả tiền đang trong giai đoạn quá độ để thích nghi với chính sách quản lý mới của nhà nước. Vì vậy, bên cạnh việc thúc đẩy thị trường bằng việc cấp phép cho những doanh nghiệp mới có năng lực về hạ tầng và nguồn vốn đầu tư.
Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục rà soát, sắp xếp lại các doanh nghiệp tham gia thị trường truyền hình cáp ở giai đoạn trước theo hướng hình thành các doanh nghiệp đủ mạnh, nâng cao sức cạnh tranh và có khả năng cung cấp dịch vụ đảm bảo chất lượng.
Tới đây, Bộ tiếp tục triển khai các giải pháp quản lý để đảm bảo các doanh nghiệp triển khai với quy mô đáng kể và cạnh tranh lành mạnh, hình thành thị trường truyền hình trả tiền phát triển bền vững./.
Uyên Hương (TTXVN)