Ngày 25/3 tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ban thư ký Công ước Đa dạng sinh học (Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học) tổ chức Hội thảo tập huấn khu vực châu Á về nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng về vận chuyển, xử lý và sử dụng an toàn sinh vật biến đổi gen nhằm thực hiện Quyết định của cuộc họp COP - MOP5 cũng như Điều 23 của Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học.
29 quốc gia trong khu vực như Campuchia, Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan, Lào, Malaysia, Mông Cổ, Trung Quốc, Philippines, Việt Nam... đã tham dự Hội thảo.
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Việt Nam Nguyễn Thế Đồng, đây là cơ hội để các đại biểu gặp gỡ, chia sẻ các kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan, thảo luận về các chiến lược nhằm nâng cao hợp tác khu vực, tiểu khu vực để thực hiện chương trình công tác.
Đây cũng là dịp để các nước nâng cao hiểu biết về Nghị định thư bổ sung Nagoya-Kuala Lumpur về nghĩa vụ pháp lý và bồi thường, cũng như tìm hiểu khả năng phê chuẩn và thực hiện Nghị định thư bổ sung.
Hội thảo tập trung thảo luận về các nhóm vấn đề như: Thông tin chung về đa dạng sinh học của các quốc gia trong khu vực; quản lý đa dạng sinh học ở các quốc gia nói chung, quản lý đa dạng sinh học Việt Nam nói riêng; thông tin chung về sinh vật biến đổi gen trên thế giới và tại Việt Nam; giới thiệu khung pháp lý quốc tế và khu vực về nâng cao nhận thức và sự tham gia của công chúng, trong đó có nguyên tắc 10 của Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển và việc thực thi nguyên tắc này tại châu Á-Thái Bình Dương; Công ước Aarhus về Tiếp cận thông tin, sự tham gia của công chúng trong việc ra quyết định và tiếp cận pháp lý; các vấn đề môi trường và điều chỉnh cho nội dung về sinh vật biến đổi gen.
Ngoài ra, các đại biểu cũng được cung cấp thông tin và được trang bị kiến thức để thực hiện tốt việc xây dựng chiến lược, kế hoạch truyền thông những thông điệp có định hướng, sử dụng hiệu quả các phương tiện truyền thông để thúc đẩy nâng cao nhận thức về an toàn sinh học; hỗ trợ công chúng trong tiếp cận thông tin, hình thành mạng lưới về nâng cao nhận thức và sự tham gia của công chúng về sinh vật biến đổi gen.
Tại Cuộc họp lần thứ 5 các bên tham gia Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học (COP-MOP5), các quốc gia đã thông qua Chương trình công tác về nâng cao nhận thức, giáo dục và sự tham gia của công chúng vào vận chuyển, xử lý, sử dụng an toàn sinh vật biến đổi gen. Đồng thời, COP-MOP5 cũng đề nghị các quốc gia vận dụng Chương trình công tác trong việc thực hiện Điều 23 của Nghị định thư Cartagena, chia sẻ kinh nghiệm cũng như bài học liên quan...
Hội thảo diễn ra trong 5 ngày, từ 25-29/3./.
29 quốc gia trong khu vực như Campuchia, Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan, Lào, Malaysia, Mông Cổ, Trung Quốc, Philippines, Việt Nam... đã tham dự Hội thảo.
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Việt Nam Nguyễn Thế Đồng, đây là cơ hội để các đại biểu gặp gỡ, chia sẻ các kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan, thảo luận về các chiến lược nhằm nâng cao hợp tác khu vực, tiểu khu vực để thực hiện chương trình công tác.
Đây cũng là dịp để các nước nâng cao hiểu biết về Nghị định thư bổ sung Nagoya-Kuala Lumpur về nghĩa vụ pháp lý và bồi thường, cũng như tìm hiểu khả năng phê chuẩn và thực hiện Nghị định thư bổ sung.
Hội thảo tập trung thảo luận về các nhóm vấn đề như: Thông tin chung về đa dạng sinh học của các quốc gia trong khu vực; quản lý đa dạng sinh học ở các quốc gia nói chung, quản lý đa dạng sinh học Việt Nam nói riêng; thông tin chung về sinh vật biến đổi gen trên thế giới và tại Việt Nam; giới thiệu khung pháp lý quốc tế và khu vực về nâng cao nhận thức và sự tham gia của công chúng, trong đó có nguyên tắc 10 của Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển và việc thực thi nguyên tắc này tại châu Á-Thái Bình Dương; Công ước Aarhus về Tiếp cận thông tin, sự tham gia của công chúng trong việc ra quyết định và tiếp cận pháp lý; các vấn đề môi trường và điều chỉnh cho nội dung về sinh vật biến đổi gen.
Ngoài ra, các đại biểu cũng được cung cấp thông tin và được trang bị kiến thức để thực hiện tốt việc xây dựng chiến lược, kế hoạch truyền thông những thông điệp có định hướng, sử dụng hiệu quả các phương tiện truyền thông để thúc đẩy nâng cao nhận thức về an toàn sinh học; hỗ trợ công chúng trong tiếp cận thông tin, hình thành mạng lưới về nâng cao nhận thức và sự tham gia của công chúng về sinh vật biến đổi gen.
Tại Cuộc họp lần thứ 5 các bên tham gia Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học (COP-MOP5), các quốc gia đã thông qua Chương trình công tác về nâng cao nhận thức, giáo dục và sự tham gia của công chúng vào vận chuyển, xử lý, sử dụng an toàn sinh vật biến đổi gen. Đồng thời, COP-MOP5 cũng đề nghị các quốc gia vận dụng Chương trình công tác trong việc thực hiện Điều 23 của Nghị định thư Cartagena, chia sẻ kinh nghiệm cũng như bài học liên quan...
Hội thảo diễn ra trong 5 ngày, từ 25-29/3./.
Lý Thanh Hương (TTXVN)