Sau một năm triển khai dự án “Hành trình yêu thương,” phần lớn các em học sinh đã có nhận thực đúng về quan niệm bình đẳng giới.
Ngày 10/10, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện giáo dục bình đẳng giới và phòng chống bạo lực giới đối với học sinh trung học tại thành phố Đà Nẵng”, trên cơ sở đánh giá một năm triển khai Dự án “Hành trình yêu thương” do Tổ chức hòa bình và phát triển Tây Ban Nha (PyD) tài trợ.
Đối tượng hưởng lợi của dự án “Hành trình yêu thương” là 8.000 học sinh lớp 6 và lớp 7 thuộc 10 trường trung học cơ sở trên địa bàn Đà Nẵng.
Mục tiêu của dự án là nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng chống bạo lực giới của học sinh; tạo lập môi trường khuyến khích thúc đẩy bình đẳng giới và phòng chống bạo lực giới trong nhà trường; xây dựng cơ sở cho công tác vận động, phát triển và mở rộng chương trình giáo dục phòng chống bạo lực giới.
Những hoạt động chính của dự án bao gồm biên soạn giáo trình chương trình học về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực giới; triển khai tập huấn cho giáo viên những kiến thức, kỹ năng về lĩnh vực này; tiến hành các hoạt động truyền thông và vận động chính sách.
Thời gian qua, các trường đã tổ chức tập huấn cho giáo viên, đưa vào giảng dạy giáo trình về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực giới, đồng thời, chủ động xây dựng các trò chơi trực tuyến, làm các video, blog, sáng tác các bài hát về phòng tránh bạo lực học đường, xây dựng website cung cấp thông tin, chiếu những phim tài liệu liên quan.
Kết quả khảo sát học sinh trước khi triển khai dự án, số lượng học sinh có nhận thức đúng về quan niệm giới chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 10%, nhưng sau một năm dự án đi vào hoạt động con số này đã thay đổi đạt gần 94%.
Nhận thức đúng của học sinh về sự phân công lao động trong gia đình, việc không nên sử dụng bạo lực trong cuộc sống cũng đạt tỷ lệ rất cao.
Sự phản hồi, đánh giá của học sinh về dự án rất tích cực, vì dự án đã cung cấp những thông tin thiết thực cho các em về giới, bình đẳng giới; những thay đổi ở tuổi dậy thì; hiểu về bạo lực, các dạng bạo lực và cách phòng tránh, giảm bạo lực học đường; học được cách ứng xử trong cuộc sống.
Trong những năm tới, dự án sẽ tập trung vào xây dựng nội quy trường học bình đẳng, không bạo lực; thực hiện chương trình truyền thông liên trường; tổ chức các diễn đàn cho phụ huynh về phòng ngừa bạo lực; nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ giáo viên...
Để mô hình này hoạt động bền vững, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng đã kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có chủ trương, hướng dẫn cụ thể trong việc lồng ghép giới và phòng ngừa bạo lực giới vào nội dung chương trình các cấp học; thành phố cũng nên hỗ trợ kinh phí để hình thành đội ngũ cán bộ làm công tác tham vấn tâm lý học sinh.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa cho biết những kinh nghiệm triển khai giáo dục bình đẳng giới và phòng chống bạo lực đối với học sinh trung học tại thành phố Đà Nẵng thời gian qua rất quan trọng, là cơ sở để nhân rộng mô hình này ra tất cả các trường của thành phố và ở các tỉnh thành khác.
Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết hiện nay, ngành đã tiến hành tuyên truyền, phổ biến về Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình; rà soát, lồng ghép các nội dung liên quan đến bình đẳng giới vào các môn theo cấp học; tổ chức biên soạn nhiều tài liệu giáo dục giới và sức khỏe sinh sản; đa dạng hóa các hoạt động ngoại khóa để đưa nội dung này đến gần hơn với học sinh; triển khai các nghiên cứu về giới trong giáo dục./.
Ngày 10/10, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện giáo dục bình đẳng giới và phòng chống bạo lực giới đối với học sinh trung học tại thành phố Đà Nẵng”, trên cơ sở đánh giá một năm triển khai Dự án “Hành trình yêu thương” do Tổ chức hòa bình và phát triển Tây Ban Nha (PyD) tài trợ.
Đối tượng hưởng lợi của dự án “Hành trình yêu thương” là 8.000 học sinh lớp 6 và lớp 7 thuộc 10 trường trung học cơ sở trên địa bàn Đà Nẵng.
Mục tiêu của dự án là nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng chống bạo lực giới của học sinh; tạo lập môi trường khuyến khích thúc đẩy bình đẳng giới và phòng chống bạo lực giới trong nhà trường; xây dựng cơ sở cho công tác vận động, phát triển và mở rộng chương trình giáo dục phòng chống bạo lực giới.
Những hoạt động chính của dự án bao gồm biên soạn giáo trình chương trình học về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực giới; triển khai tập huấn cho giáo viên những kiến thức, kỹ năng về lĩnh vực này; tiến hành các hoạt động truyền thông và vận động chính sách.
Thời gian qua, các trường đã tổ chức tập huấn cho giáo viên, đưa vào giảng dạy giáo trình về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực giới, đồng thời, chủ động xây dựng các trò chơi trực tuyến, làm các video, blog, sáng tác các bài hát về phòng tránh bạo lực học đường, xây dựng website cung cấp thông tin, chiếu những phim tài liệu liên quan.
Kết quả khảo sát học sinh trước khi triển khai dự án, số lượng học sinh có nhận thức đúng về quan niệm giới chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 10%, nhưng sau một năm dự án đi vào hoạt động con số này đã thay đổi đạt gần 94%.
Nhận thức đúng của học sinh về sự phân công lao động trong gia đình, việc không nên sử dụng bạo lực trong cuộc sống cũng đạt tỷ lệ rất cao.
Sự phản hồi, đánh giá của học sinh về dự án rất tích cực, vì dự án đã cung cấp những thông tin thiết thực cho các em về giới, bình đẳng giới; những thay đổi ở tuổi dậy thì; hiểu về bạo lực, các dạng bạo lực và cách phòng tránh, giảm bạo lực học đường; học được cách ứng xử trong cuộc sống.
Trong những năm tới, dự án sẽ tập trung vào xây dựng nội quy trường học bình đẳng, không bạo lực; thực hiện chương trình truyền thông liên trường; tổ chức các diễn đàn cho phụ huynh về phòng ngừa bạo lực; nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ giáo viên...
Để mô hình này hoạt động bền vững, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng đã kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có chủ trương, hướng dẫn cụ thể trong việc lồng ghép giới và phòng ngừa bạo lực giới vào nội dung chương trình các cấp học; thành phố cũng nên hỗ trợ kinh phí để hình thành đội ngũ cán bộ làm công tác tham vấn tâm lý học sinh.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa cho biết những kinh nghiệm triển khai giáo dục bình đẳng giới và phòng chống bạo lực đối với học sinh trung học tại thành phố Đà Nẵng thời gian qua rất quan trọng, là cơ sở để nhân rộng mô hình này ra tất cả các trường của thành phố và ở các tỉnh thành khác.
Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết hiện nay, ngành đã tiến hành tuyên truyền, phổ biến về Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình; rà soát, lồng ghép các nội dung liên quan đến bình đẳng giới vào các môn theo cấp học; tổ chức biên soạn nhiều tài liệu giáo dục giới và sức khỏe sinh sản; đa dạng hóa các hoạt động ngoại khóa để đưa nội dung này đến gần hơn với học sinh; triển khai các nghiên cứu về giới trong giáo dục./.
Đỗ Trưởng (TTXVN)