Trong hai ngày 4-5/7, tại Đồng Nai, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tập huấn về Công ước về xóa bỏ phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW) và chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ quyền phụ nữ.
Ngoài tập trung giới thiệu những nội dung của Công ước CEDAW, chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ quyền phụ nữ, hội thảo còn tập trung thảo luận về vấn đề phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài.
Theo báo cáo của UNHCR tại Việt Nam, hầu như ở tất cả mọi nơi và trong các nền văn hóa, dưới rất nhiều hình thức khác nhau, phụ nữ và trẻ em gái luôn là nhóm cư dân yếu thế, chịu nhiều thiệt thòi. Hàng năm trên thế giới có hơn nửa triệu phụ nữ chết do thai nghén, sinh đẻ; hàng chục triệu trẻ em gái lẽ ra được sống nhưng bị “loại bỏ” do việc phá thai để lựa chọn giới tính (phần lớn ở châu Á); 4 triệu phụ nữ và trẻ em gái bị buôn bán hàng năm và ít nhất 1 triệu trẻ em gái bị bán làm mại dâm...
Ở Việt Nam, trong những năm qua tình trạng bất bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, giáo dục, văn hóa thông tin, đời sống gia đình đang diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc. Nguyên nhân của tình trạng này là do phụ nữ ít có điều kiện tiếp cận, làm chủ các nguồn tài nguyên như đất và các nguồn tài chính khác. Bên cạnh đó là sự tồn tại dai dẳng của thái độ gia trưởng và các định kiến thâm căn cố đế, gồm cả sự ưa thích con trai hơn.
Hiện nay, tỷ lệ phụ nữ nạo phá thai ở Việt Nam còn cao, đặc biệt ở trẻ em gái chưa thành niên và nữ thanh niên (20% là lứa tuổi vị thành niên).
Theo thống kê, năm 2010, Việt Nam có 300.000 phụ nữ đăng ký kết hôn với người nước ngoài, trong đó có 10% gặp thất bại trong hôn nhân. Số này khi trở về nước gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống do không có quốc tịch (tại Đồng Nai, từ năm 2005-2010, có trên 4.500 phụ nữ kết hôn với người nước ngoài).
Để hoàn thành Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới từ nay đến năm 2020, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ủy ban CEDAW kiến nghị tập trung vào việc thực thi pháp luật và chính sách hiện hành; Phổ biến rộng rãi về Công ước CEDAW và Luật bình đẳng giới bằng cả ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số; có các biện pháp để thay đổi thái độ gia trưởng truyền thống và những định kiến về vai trò giới; tăng cường các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản; ưu tiên việc áp dụng những biện pháp toàn diện nhằm giải quyết tất cả các hình thức bạo lực chống lại phụ nữ và trẻ em gái.
Kết thúc hai ngày làm việc tại Đồng Nai, đoàn công tác của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng Tổ chức UNHCR tại Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức hội thảo tại Sóc Trăng và Ninh Thuận./.
Ngoài tập trung giới thiệu những nội dung của Công ước CEDAW, chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ quyền phụ nữ, hội thảo còn tập trung thảo luận về vấn đề phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài.
Theo báo cáo của UNHCR tại Việt Nam, hầu như ở tất cả mọi nơi và trong các nền văn hóa, dưới rất nhiều hình thức khác nhau, phụ nữ và trẻ em gái luôn là nhóm cư dân yếu thế, chịu nhiều thiệt thòi. Hàng năm trên thế giới có hơn nửa triệu phụ nữ chết do thai nghén, sinh đẻ; hàng chục triệu trẻ em gái lẽ ra được sống nhưng bị “loại bỏ” do việc phá thai để lựa chọn giới tính (phần lớn ở châu Á); 4 triệu phụ nữ và trẻ em gái bị buôn bán hàng năm và ít nhất 1 triệu trẻ em gái bị bán làm mại dâm...
Ở Việt Nam, trong những năm qua tình trạng bất bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, giáo dục, văn hóa thông tin, đời sống gia đình đang diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc. Nguyên nhân của tình trạng này là do phụ nữ ít có điều kiện tiếp cận, làm chủ các nguồn tài nguyên như đất và các nguồn tài chính khác. Bên cạnh đó là sự tồn tại dai dẳng của thái độ gia trưởng và các định kiến thâm căn cố đế, gồm cả sự ưa thích con trai hơn.
Hiện nay, tỷ lệ phụ nữ nạo phá thai ở Việt Nam còn cao, đặc biệt ở trẻ em gái chưa thành niên và nữ thanh niên (20% là lứa tuổi vị thành niên).
Theo thống kê, năm 2010, Việt Nam có 300.000 phụ nữ đăng ký kết hôn với người nước ngoài, trong đó có 10% gặp thất bại trong hôn nhân. Số này khi trở về nước gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống do không có quốc tịch (tại Đồng Nai, từ năm 2005-2010, có trên 4.500 phụ nữ kết hôn với người nước ngoài).
Để hoàn thành Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới từ nay đến năm 2020, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ủy ban CEDAW kiến nghị tập trung vào việc thực thi pháp luật và chính sách hiện hành; Phổ biến rộng rãi về Công ước CEDAW và Luật bình đẳng giới bằng cả ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số; có các biện pháp để thay đổi thái độ gia trưởng truyền thống và những định kiến về vai trò giới; tăng cường các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản; ưu tiên việc áp dụng những biện pháp toàn diện nhằm giải quyết tất cả các hình thức bạo lực chống lại phụ nữ và trẻ em gái.
Kết thúc hai ngày làm việc tại Đồng Nai, đoàn công tác của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng Tổ chức UNHCR tại Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức hội thảo tại Sóc Trăng và Ninh Thuận./.
Công Phong (TTXVN/Vietnam+)