Ngày 20/9, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Bộ Y tế tổ chức hội thảo lần thứ nhất xây dựng Chương trình phối hợp hành động quốc gia phòng chống cúm động vật, phòng ngừa đại dịch và “Một sức khỏe” giai đoạn 2011-2015.
Hội thảo này nhằm chuẩn bị kế hoạch quốc gia 5 năm tiếp theo và thu hút các nguồn tài trợ quốc tế.
Đây là chương trình nối tiếp chương trình phối hợp hành động quốc gia phòng chống cúm gia cầm và cúm ở người, còn gọi là “Sách Xanh” mà Chính phủ Việt Nam phối hợp với cộng đồng quốc tế thực hiện.
Hội thảo xác định rõ các vấn đề tập trung ưu tiên và tổng kinh phí dự trù cho các hoạt động quốc gia và hợp tác quốc tế giai đoạn 2011-2015 nhằm phòng chống cúm động vật có hiệu quả, giảm bớt các nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế do các bệnh gây ra.
Những vấn đề tập trung ưu tiên được ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đề xuất tại hội thảo như tiếp tục chiến lược tiêm phòng có điều chỉnh để nâng cao hiệu quả do tình hình dịch cúm gia cầm vẫn xảy ra lẻ tẻ tại nhiều địa phương; tăng cường công tác giám sát và điều tra dịch bệnh.
Bên cạnh đó, ngành tiếp tục nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác phòng chống dịch, ưu tiên hỗ trợ tư nhân xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất chăn nuôi bền vững theo tiêu chuẩn VietGap…
Cũng trong chương trình hành động quốc gia, Bộ Y tế cũng đề xuất một số chính sách cần ưu tiên như tăng cường giám sát cộng đồng và phát hiện sớm các trường hợp nhiễm bệnh, cần tiếp tục công tác phòng chống cúm, mở rộng các hoạt động phòng ngừa bệnh mới nổi lây nhiễm từ động vật sang người./.
Hội thảo này nhằm chuẩn bị kế hoạch quốc gia 5 năm tiếp theo và thu hút các nguồn tài trợ quốc tế.
Đây là chương trình nối tiếp chương trình phối hợp hành động quốc gia phòng chống cúm gia cầm và cúm ở người, còn gọi là “Sách Xanh” mà Chính phủ Việt Nam phối hợp với cộng đồng quốc tế thực hiện.
Hội thảo xác định rõ các vấn đề tập trung ưu tiên và tổng kinh phí dự trù cho các hoạt động quốc gia và hợp tác quốc tế giai đoạn 2011-2015 nhằm phòng chống cúm động vật có hiệu quả, giảm bớt các nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế do các bệnh gây ra.
Những vấn đề tập trung ưu tiên được ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đề xuất tại hội thảo như tiếp tục chiến lược tiêm phòng có điều chỉnh để nâng cao hiệu quả do tình hình dịch cúm gia cầm vẫn xảy ra lẻ tẻ tại nhiều địa phương; tăng cường công tác giám sát và điều tra dịch bệnh.
Bên cạnh đó, ngành tiếp tục nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác phòng chống dịch, ưu tiên hỗ trợ tư nhân xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất chăn nuôi bền vững theo tiêu chuẩn VietGap…
Cũng trong chương trình hành động quốc gia, Bộ Y tế cũng đề xuất một số chính sách cần ưu tiên như tăng cường giám sát cộng đồng và phát hiện sớm các trường hợp nhiễm bệnh, cần tiếp tục công tác phòng chống cúm, mở rộng các hoạt động phòng ngừa bệnh mới nổi lây nhiễm từ động vật sang người./.
Thu Hà (TTXVN/Vietnam+)