Trong khuôn khổ Dự án “Quản lý nghề cá ngừ đại dương” do Ủy ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPEC) tài trợ, ngày 13/11, tại thành phố Đà Nẵng, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với WCPEC tổ chức Hội thảo “Đánh giá các báo cáo tư vấn liên quan đến văn bản quy phạm pháp luật, thể chế chính sách và cơ cấu tổ chức trong quản lý nghề cá ngừ ở Việt Nam”.
Hội thảo tập trung rà soát lại hệ thống pháp luật Việt Nam, so sánh với pháp luật quốc tế về các quy định liên quan đến hoạt động quản lý khai thác cá ngừ. Trên cơ sở đó, đề xuất với Nhà nước ban hành bổ sung các văn bản mới cho phù hợp. Đây cũng là một trong những hoạt động góp phần tạo cơ sở để Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WCPEC trong thời gian tới.
Các ý kiến tại hội thảo cho rằng nguồn lực cá ngừ đại dương là đối tượng khai thác quan trọng, chủ lực của nghề cá Việt Nam. Nghề khai thác cá ngừ đại dương có vị trí quan trọng chiến lược của nghề cá nói riêng và của nền kinh tế Việt Nam nói chung. Sử dụng hợp lý, công bằng nguồn lợi cá ngừ đại dương góp phần phát triển bền vững nghề cá xa bờ, tạo công ăn việc làm, góp phần tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, đảm bảo an ninh quốc phòng và hội nhập kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, hiện nay hoạt động khai thác, thương mại sản phẩm cá ngừ đại dương của Việt Nam chưa được quản lý hiệu quả. Việt Nam chưa đánh giá được biến động, phân bố nguồn lợi, chưa kiểm soát được cường lực khai thác và sản lượng khai thác của các địa phương.
Bên cạnh đó, các quy định quản lý chưa đầy đủ hoặc chưa được thực thi nghiêm túc; phương thức quản lý chưa được xác định rõ và thể chế quản lý chưa phù hợp; hệ thống thông tin, dữ liệu chưa phục vụ tốt việc quản lý nghề cá hiệu quả. Chưa có kế hoạch quản lý riêng biệt đối với nguồn lợi, hoạt động khai thác và thương mại cá ngừ đại dương.
Hiện nay đã phát hiện được chín loài cá ngừ phân bố ở các vùng biển của Việt Nam, trong đó nhóm cá ngừ đại dương phân bố chủ yếu ở vùng biển xa bờ miền Trung và vùng giữa biển Đông Nam Bộ, trữ lượng ước tính khoảng hơn 660.000 tấn. Nghề khai thác cá ngừ đại dương đang phát triển mạnh ở các tỉnh như Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa với bốn nghề chính là câu vàng, câu tay, lưới rê trôi và lưới vây.
Việt Nam hiện là quốc gia xuất khẩu cá ngừ lớn thứ ba thế giới, với hơn 90 thị trường. Sản phẩm cá ngừ xuất khẩu thường ở dạng tươi nguyên con, xắt khúc, cá ngừ đông lạnh, đóng hộp, nguyên liệu… Trong chín tháng đầu năm 2012, giá trị xuất khẩu cá ngừ Việt Nam đạt 430 triệu USD./.
Hội thảo tập trung rà soát lại hệ thống pháp luật Việt Nam, so sánh với pháp luật quốc tế về các quy định liên quan đến hoạt động quản lý khai thác cá ngừ. Trên cơ sở đó, đề xuất với Nhà nước ban hành bổ sung các văn bản mới cho phù hợp. Đây cũng là một trong những hoạt động góp phần tạo cơ sở để Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WCPEC trong thời gian tới.
Các ý kiến tại hội thảo cho rằng nguồn lực cá ngừ đại dương là đối tượng khai thác quan trọng, chủ lực của nghề cá Việt Nam. Nghề khai thác cá ngừ đại dương có vị trí quan trọng chiến lược của nghề cá nói riêng và của nền kinh tế Việt Nam nói chung. Sử dụng hợp lý, công bằng nguồn lợi cá ngừ đại dương góp phần phát triển bền vững nghề cá xa bờ, tạo công ăn việc làm, góp phần tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, đảm bảo an ninh quốc phòng và hội nhập kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, hiện nay hoạt động khai thác, thương mại sản phẩm cá ngừ đại dương của Việt Nam chưa được quản lý hiệu quả. Việt Nam chưa đánh giá được biến động, phân bố nguồn lợi, chưa kiểm soát được cường lực khai thác và sản lượng khai thác của các địa phương.
Bên cạnh đó, các quy định quản lý chưa đầy đủ hoặc chưa được thực thi nghiêm túc; phương thức quản lý chưa được xác định rõ và thể chế quản lý chưa phù hợp; hệ thống thông tin, dữ liệu chưa phục vụ tốt việc quản lý nghề cá hiệu quả. Chưa có kế hoạch quản lý riêng biệt đối với nguồn lợi, hoạt động khai thác và thương mại cá ngừ đại dương.
Hiện nay đã phát hiện được chín loài cá ngừ phân bố ở các vùng biển của Việt Nam, trong đó nhóm cá ngừ đại dương phân bố chủ yếu ở vùng biển xa bờ miền Trung và vùng giữa biển Đông Nam Bộ, trữ lượng ước tính khoảng hơn 660.000 tấn. Nghề khai thác cá ngừ đại dương đang phát triển mạnh ở các tỉnh như Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa với bốn nghề chính là câu vàng, câu tay, lưới rê trôi và lưới vây.
Việt Nam hiện là quốc gia xuất khẩu cá ngừ lớn thứ ba thế giới, với hơn 90 thị trường. Sản phẩm cá ngừ xuất khẩu thường ở dạng tươi nguyên con, xắt khúc, cá ngừ đông lạnh, đóng hộp, nguyên liệu… Trong chín tháng đầu năm 2012, giá trị xuất khẩu cá ngừ Việt Nam đạt 430 triệu USD./.
Đỗ Trưởng (TTXVN)