Ngày 29/6, kỳ họp thứ 4 của Ủy ban Điều phối chung (JCC) Dự án “Nâng cao năng lực quản lý môi trường nước tại Việt Nam” đã diễn ra tại thành phố Vũng Tàu.
Kỳ họp có sự tham dự của các thành viên, chuyên gia tổ chức JICA (phía Việt Nam và Nhật Bản), Tổng cục môi trường Việt Nam và đại diện của 5 Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố gồm Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và Thừa Thiên Huế.
Kỳ họp lần này, các ông Shigennobu Obayashi (cố vấn trưởng dự án) và ông Itaru Okuda (phó cố vấn trưởng dự án) tập trung đánh giá lại các kết quả đạt được trong giai đoạn 2011-2012, đồng thời, thông qua kế hoạch hoạt động trong giai đoạn tiếp theo (từ tháng 5/2012-5/2013) và sửa đổi, phê duyệt ma trận thiết kế dự án. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đã tiến hành thảo luận, tìm hướng giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
Trong buổi sáng cùng ngày, cũng đã diễn ra chương trình kỳ họp lần thứ 2 của Ban Quản lý dự án “Nâng cao năng lực quản lý môi trường nước tại Việt Nam” để chia sẻ kết quả, kinh nghiệm từ các hoạt động triển khai dự án tại 5 Sở Tài nguyên và Môi trường của 5 tỉnh, thành tham gia.
Theo các Sở Tài nguyên và Môi trường 5 tỉnh, thành trên cho biết, thông qua dự án, hiện đã làm rõ được hiện trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm trên địa bàn tập hợp thành cơ sở dữ liệu, từ đó sẽ xây dựng, khuyến nghị kế hoạch củng cố và cải thiện quản lý môi trường nước tốt hơn trình lãnh đạo địa phương trong thời gian tới.
Dự án “Nâng cao năng lực quản lý môi trường nước tại Việt Nam ” được tổ chức JICA của Nhật Bản hỗ trợ và triển khai thực hiện từ năm 2011. Dự án được chia làm 5 bước gồm: rà soát, đánh giá lại các chính sách hiện tại; thu thập ý kiến từ 5 Sở Tài nguyên và Môi trường; xây dựng các ý tưởng cơ bản đề xuất các chính sách mới; đề xuất đề cương dự thảo chính sách mới và hoàn thiện các dự thảo chính sách mới thông qua các buổi hội thảo, tọa đàm.
Trong quá trình thực hiện dự án, các chuyên gia phía Nhật Bản sẽ hỗ trợ, giới thiệu thêm “các quy tắc quốc tế liên quan đến các chính sách quản lý môi trường nước” và “xu hướng của các chính sách về môi trường nước Nhật Bản” để tham khảo, áp dụng vào Việt Nam./.
Kỳ họp có sự tham dự của các thành viên, chuyên gia tổ chức JICA (phía Việt Nam và Nhật Bản), Tổng cục môi trường Việt Nam và đại diện của 5 Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố gồm Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và Thừa Thiên Huế.
Kỳ họp lần này, các ông Shigennobu Obayashi (cố vấn trưởng dự án) và ông Itaru Okuda (phó cố vấn trưởng dự án) tập trung đánh giá lại các kết quả đạt được trong giai đoạn 2011-2012, đồng thời, thông qua kế hoạch hoạt động trong giai đoạn tiếp theo (từ tháng 5/2012-5/2013) và sửa đổi, phê duyệt ma trận thiết kế dự án. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đã tiến hành thảo luận, tìm hướng giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
Trong buổi sáng cùng ngày, cũng đã diễn ra chương trình kỳ họp lần thứ 2 của Ban Quản lý dự án “Nâng cao năng lực quản lý môi trường nước tại Việt Nam” để chia sẻ kết quả, kinh nghiệm từ các hoạt động triển khai dự án tại 5 Sở Tài nguyên và Môi trường của 5 tỉnh, thành tham gia.
Theo các Sở Tài nguyên và Môi trường 5 tỉnh, thành trên cho biết, thông qua dự án, hiện đã làm rõ được hiện trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm trên địa bàn tập hợp thành cơ sở dữ liệu, từ đó sẽ xây dựng, khuyến nghị kế hoạch củng cố và cải thiện quản lý môi trường nước tốt hơn trình lãnh đạo địa phương trong thời gian tới.
Dự án “Nâng cao năng lực quản lý môi trường nước tại Việt Nam ” được tổ chức JICA của Nhật Bản hỗ trợ và triển khai thực hiện từ năm 2011. Dự án được chia làm 5 bước gồm: rà soát, đánh giá lại các chính sách hiện tại; thu thập ý kiến từ 5 Sở Tài nguyên và Môi trường; xây dựng các ý tưởng cơ bản đề xuất các chính sách mới; đề xuất đề cương dự thảo chính sách mới và hoàn thiện các dự thảo chính sách mới thông qua các buổi hội thảo, tọa đàm.
Trong quá trình thực hiện dự án, các chuyên gia phía Nhật Bản sẽ hỗ trợ, giới thiệu thêm “các quy tắc quốc tế liên quan đến các chính sách quản lý môi trường nước” và “xu hướng của các chính sách về môi trường nước Nhật Bản” để tham khảo, áp dụng vào Việt Nam./.
Đoàn Mạnh Dương (TTXVN)