Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Cảnh sát Nhân dân phối hợp với Học viện Biên phòng, Học viện Hải quân, Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học thực tiễn “Phòng chống tội phạm bảo vệ an ninh, trật tự trên biển ở Việt Nam - Những vấn đề đặt ra trong công tác đào tạo cán bộ trong tình hình hiện nay.”
Tham dự hội thảo có Trung tướng giáo sư, tiến sỹ Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thứ trưởng Bộ Công an đã nêu bật những cố gắng, nỗ lực của các lực lượng chức năng nhằm đấu tranh có hiệu quả, phòng chống các loại vi phạm, tội phạm trên biển và đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận trên nhiều mặt.
Từ thực tế đấu tranh phòng chống tội phạm bảo vệ an ninh trật tự trên biển trong những năm qua, các lực lượng chức năng phải quán triệt thực hiện tốt quan điểm chỉ đạo lấy phòng ngừa làm cơ bản, chủ động tấn công trấn áp tội phạm, tạo thế trận vững chắc phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự trên biển Việt Nam hiện nay; đồng thời tập trung thực hiện những chủ trương, giải pháp cơ bản mang tính chiến lược nhằm huy động sức mạnh của quần chúng nhân dân, các cơ quan, tổ chức xã hội trong phòng chống tội phạm trên biển, xã hội hóa hoạt động phòng chống tội phạm trên biển.
Các lực lượng Cảnh sát biển, Bộ đội biên phòng, Hải quân... được xây dựng chính quy, tinh nhuệ, đủ mạnh về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về mọi mặt; đồng thời phải tăng cường quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong phòng chống tội phạm.
Công tác tổ chức cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh biển ở Việt Nam cần được quan tâm thực hiện nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho các lực lượng Công an, Hải quan, Cảnh sát biển, Bộ đội biên phòng, Hải quân, hoàn thành tốt nhiệm vụ phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự trên biển.
Tại Hội thảo, Thiếu tướng Phạm Huy Tập, Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng nhận định hoạt động tội phạm trên biển luôn diễn biến phức tạp, nổi lên là hoạt động mua bán, vận chuyển ma túy, buôn lậu, mua bán, sử dụng trái phép vật liệu nổ, xuất nhập cảnh trái phép, trấn cướp, trộm cắp tài sản trên biển...
Giáo sư, tiến sỹ Hồ Trọng Ngũ, đại diện Ủy ban Quốc phòng-An ninh của Quốc hội cho rằng, hiện có 5 lực lượng chủ công trên biển là Hải quân, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng, Kiểm ngư và Dân quân tự vệ. Các lực lượng này khá đông nhưng chưa phát huy hết sức mạnh, vì vậy cần tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng.
Các đại biểu cũng nêu lên các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ngăn chặn và điều tra khám phá các loại tội phạm hình sự, cũng như giúp tăng cường công tác tuần tra kiểm soát các hoạt động trên biển; trao đổi về vấn đề đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ cho lực lượng trực tiếp đấu tranh chống tội phạm trên biển.
Hội thảo về phòng chống tội phạm bảo vệ an ninh, trật tự trên biển ở Việt Nam, được tổ chức nhằm nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm và thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên biển hiện nay, đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa đấu tranh, đồng thời tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật, hệ thống các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh đối với vi phạm pháp luật và tội phạm trên biển; tăng cường công tác đào tạo cán bộ làm nhiệm vụ phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự trên biển hiện nay sát hợp với điều kiện thực tế./.
Tham dự hội thảo có Trung tướng giáo sư, tiến sỹ Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thứ trưởng Bộ Công an đã nêu bật những cố gắng, nỗ lực của các lực lượng chức năng nhằm đấu tranh có hiệu quả, phòng chống các loại vi phạm, tội phạm trên biển và đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận trên nhiều mặt.
Từ thực tế đấu tranh phòng chống tội phạm bảo vệ an ninh trật tự trên biển trong những năm qua, các lực lượng chức năng phải quán triệt thực hiện tốt quan điểm chỉ đạo lấy phòng ngừa làm cơ bản, chủ động tấn công trấn áp tội phạm, tạo thế trận vững chắc phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự trên biển Việt Nam hiện nay; đồng thời tập trung thực hiện những chủ trương, giải pháp cơ bản mang tính chiến lược nhằm huy động sức mạnh của quần chúng nhân dân, các cơ quan, tổ chức xã hội trong phòng chống tội phạm trên biển, xã hội hóa hoạt động phòng chống tội phạm trên biển.
Các lực lượng Cảnh sát biển, Bộ đội biên phòng, Hải quân... được xây dựng chính quy, tinh nhuệ, đủ mạnh về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về mọi mặt; đồng thời phải tăng cường quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong phòng chống tội phạm.
Công tác tổ chức cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh biển ở Việt Nam cần được quan tâm thực hiện nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho các lực lượng Công an, Hải quan, Cảnh sát biển, Bộ đội biên phòng, Hải quân, hoàn thành tốt nhiệm vụ phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự trên biển.
Tại Hội thảo, Thiếu tướng Phạm Huy Tập, Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng nhận định hoạt động tội phạm trên biển luôn diễn biến phức tạp, nổi lên là hoạt động mua bán, vận chuyển ma túy, buôn lậu, mua bán, sử dụng trái phép vật liệu nổ, xuất nhập cảnh trái phép, trấn cướp, trộm cắp tài sản trên biển...
Giáo sư, tiến sỹ Hồ Trọng Ngũ, đại diện Ủy ban Quốc phòng-An ninh của Quốc hội cho rằng, hiện có 5 lực lượng chủ công trên biển là Hải quân, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng, Kiểm ngư và Dân quân tự vệ. Các lực lượng này khá đông nhưng chưa phát huy hết sức mạnh, vì vậy cần tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng.
Các đại biểu cũng nêu lên các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ngăn chặn và điều tra khám phá các loại tội phạm hình sự, cũng như giúp tăng cường công tác tuần tra kiểm soát các hoạt động trên biển; trao đổi về vấn đề đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ cho lực lượng trực tiếp đấu tranh chống tội phạm trên biển.
Hội thảo về phòng chống tội phạm bảo vệ an ninh, trật tự trên biển ở Việt Nam, được tổ chức nhằm nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm và thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên biển hiện nay, đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa đấu tranh, đồng thời tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật, hệ thống các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh đối với vi phạm pháp luật và tội phạm trên biển; tăng cường công tác đào tạo cán bộ làm nhiệm vụ phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự trên biển hiện nay sát hợp với điều kiện thực tế./.
Nguyễn Hoàng (TTXVN/Vietnam+)