Ngày 8/8, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị Hội đồng hiệu trưởng các trường đại học y dược lần thứ 12 với sự tham gia của Hội đồng hiệu trưởng các trường đại học y dược, đại diện Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và lãnh đạo phụ trách công tác khoa học công nghệ các trường đại học y dược trên cả nước.
Hội nghị diễn ra trong 2 ngày (8- 9/8) với 7 chuyên đề liên quan đến hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế.
Nhiều báo cáo được các đại biểu quan tâm như: "Một số vấn đề về mở mã ngành đào tạo và tuyển sinh trình độ đại học khối ngành Khoa học sức khỏe"; "Thực trạng, giải pháp và lộ trình thực hiện đào tạo theo tín chỉ trong các trường đại học y dược"; "Đánh giá hiệu quả, bài học kinh nghiệm hoạt động Hội đồng hiệu trường giai đoạn vừa qua và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng giai đoạn tiếp theo"; "Thực trạng, nhu cầu và giải pháp đào tạo nhân lực dược và chuyên ngành dược lâm sàng"...
Đại diện Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế cho biết hiện nay, nhân lực cho khoa học và công nghệ các trường y dược (có trình độ tiến sỹ trở lên) trong ngành y tế có khoảng 400 giáo sư, phó giáo sư và gần 600 tiến sỹ; 30% số đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ tiến hành ở bệnh viện, viện nghiên cứu có chủ nhiệm đề tài là cán bộ khoa học các trường đại học; 22 phòng thí nghiệm khoa học của các trường được tăng cường trang thiết bị nghiên cứu...
Tuy nhiên hoạt động khoa học công nghệ trong các trường đại học y dược còn một số tồn tại và hạn chế như trên 50% các đề tài, dự án khoa học công nghệ chậm tiến độ; các đề tài, dự án còn nghiên cứu đơn lẻ; chưa có chuỗi nghiên cứu để giải quyết trọn vẹn một vấn đề; nhân lực khoa học cho một số chuyên ngành đặc thù, nghiên cứu cơ bản bị thiếu hụt ngay trong chính các trường; một số trường trường còn chưa có chiến lược, kế hoạch, định hướng cho khoa học công nghệ trung và dài hạn...
Thời gian tới, ngành y tế từng bước phát triển hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục nhân lực y tế trên cơ sở ban hành các bộ tiêu chuẩn kiểm định, quy trình kiểm định các cơ sở đào tạo nhóm ngành khoa học sức khỏe; nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính năng động của các cơ sở đào tạo; khuyến khích liên kết với các cơ sở đào tạo có uy tín và mời các chuyên gia quốc tế giảng dạy; cập nhật chương trình đào tạo, cải tiến phương pháp giảng dạy.
Đồng thời đẩy mạnh việc kết hợp viện - trường trong đào tạo y khoa; khai thác hiệu quả các bệnh viện, viện nghiên cứu, trung tâm khoa học, phòng thí nghiệm, đặc biệt phát huy vai trò của nghiên cứu khoa học trong đào tạo đội ngũ trí thức, chuyên gia đầu ngành.../.
Hội nghị diễn ra trong 2 ngày (8- 9/8) với 7 chuyên đề liên quan đến hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế.
Nhiều báo cáo được các đại biểu quan tâm như: "Một số vấn đề về mở mã ngành đào tạo và tuyển sinh trình độ đại học khối ngành Khoa học sức khỏe"; "Thực trạng, giải pháp và lộ trình thực hiện đào tạo theo tín chỉ trong các trường đại học y dược"; "Đánh giá hiệu quả, bài học kinh nghiệm hoạt động Hội đồng hiệu trường giai đoạn vừa qua và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng giai đoạn tiếp theo"; "Thực trạng, nhu cầu và giải pháp đào tạo nhân lực dược và chuyên ngành dược lâm sàng"...
Đại diện Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế cho biết hiện nay, nhân lực cho khoa học và công nghệ các trường y dược (có trình độ tiến sỹ trở lên) trong ngành y tế có khoảng 400 giáo sư, phó giáo sư và gần 600 tiến sỹ; 30% số đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ tiến hành ở bệnh viện, viện nghiên cứu có chủ nhiệm đề tài là cán bộ khoa học các trường đại học; 22 phòng thí nghiệm khoa học của các trường được tăng cường trang thiết bị nghiên cứu...
Tuy nhiên hoạt động khoa học công nghệ trong các trường đại học y dược còn một số tồn tại và hạn chế như trên 50% các đề tài, dự án khoa học công nghệ chậm tiến độ; các đề tài, dự án còn nghiên cứu đơn lẻ; chưa có chuỗi nghiên cứu để giải quyết trọn vẹn một vấn đề; nhân lực khoa học cho một số chuyên ngành đặc thù, nghiên cứu cơ bản bị thiếu hụt ngay trong chính các trường; một số trường trường còn chưa có chiến lược, kế hoạch, định hướng cho khoa học công nghệ trung và dài hạn...
Thời gian tới, ngành y tế từng bước phát triển hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục nhân lực y tế trên cơ sở ban hành các bộ tiêu chuẩn kiểm định, quy trình kiểm định các cơ sở đào tạo nhóm ngành khoa học sức khỏe; nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính năng động của các cơ sở đào tạo; khuyến khích liên kết với các cơ sở đào tạo có uy tín và mời các chuyên gia quốc tế giảng dạy; cập nhật chương trình đào tạo, cải tiến phương pháp giảng dạy.
Đồng thời đẩy mạnh việc kết hợp viện - trường trong đào tạo y khoa; khai thác hiệu quả các bệnh viện, viện nghiên cứu, trung tâm khoa học, phòng thí nghiệm, đặc biệt phát huy vai trò của nghiên cứu khoa học trong đào tạo đội ngũ trí thức, chuyên gia đầu ngành.../.
Thu Phương (TTXVN)