Nắng 40 độ, học sinh Hà Nội vẫn hào hứng trong ngày hội STEM
Dù thời tiết Hà Nội nắng nóng gay gắt nhưng các học sinh, phụ huynh Thủ đô vẫn say mê với các hoạt động giáo dục STEM ở khu vực sân trường.
Phạm Mai
Sáng nay (18/5), Trường Trung học cơ sở Hoàng Mai (Hà Nội) đã tổ chức chương trình ngày hội giáo dục STEM cho học sinh toàn trường và một số trường trên địa bàn Hà Nội nhằm giúp học sinh thêm trải nghiệm khám phá khoa học và giao lưu giữa các trường. (Ảnh: PV)
Theo cô Chu Thị Xuân Hường, Hiệu trưởng nhà trường, hoạt động STEM là phương pháp giáo dục thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới, được nhà trường chú trọng lồng ghép trong chương trình giáo dục của cả năm học. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Gắn kiến thức với thực hành, ứng dụng giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tế là điều khiến học sinh hào hứng với hoạt động STEM và cũng là cách để các em nắm vững kiến thức, rèn luyện nhiều kỹ năng. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Dù thời tiết Hà Nội nắng nóng gay gắt nhưng chương trình vẫn thu hút sự tham gia đầy hào hứng của các em học sinh, các thầy cô giáo và cả các bậc phụ huynh. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Chương trình gồm phần thi riêng dành học sinh các lớp khối 6. Theo đó, học sinh mỗi lớp vận dụng các kiến thức đã học trong chương trình STEM và các môn học khác để thiết kế các trò chơi và xây dựng thành một trung tâm trưng bày các trò chơi đó để cho các học sinh khác đến trải nghiệm và đánh giá. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Học sinh say sưa giới thiệu mô hình của lớp mình....(Ảnh: PV/Vietnam+)
...và hào hứng tham gia các hoạt động ứng dụng STEM ở khu vực sân trường. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Mô hình xe ôtô thu hút học sinh. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Các em cũng rất hào hứng với thí nghiệm về núi lửa phun trào. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Rất nhiều hoạt động khoa học đa dạng mang đến nhiều trải nghiệm hứng thú cho học sinh. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Điểm nhấn của chương trình là các cuộc thi về ứng dụng khoa học. Học sinh các lớp sẽ lập đội để cùng tham gia chế tạo các cây cầu dựa trên vật liệu đơn giản, thân thuộc gồm ống hút, que gỗ và băng dính. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Cả nhóm cùng trao đổi, tính toán để thiết kế và chế tạo cây cầu đặc biệt. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Ban giám khảo lchấm điểm mỹ thuật cho các cây cầu vừa được học sinh chế tạo... (Ảnh: PV/Vietnam+)
...và cho điểm bằng gắn sao cho sản phẩm của từng lớp. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Không chỉ phải đáp ứng về tính thẩm mỹ, điều quyết định hơn nữa là cầu phải có khả năng chịu tải trọng tốt nhất. Các học sinh cùng chăm chú, "nín thở" theo dõi thử nghiệm về tải trọng. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Theo các em, giáo dục STEM không chỉ giúp các em hiểu sâu kiến thức mà còn kích thích sự sáng tạo, tinh thần hứng khởi, cách tìm hiểu và giải quyết vấn đề, khả năng làm việc nhóm. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Ban tổ chức trao giải thưởng cho những lớp có thành tích xuất sắc nhất. Nhưng theo lãnh đạo các nhà trường, giải thưởng lớn nhất của chương trình chính là sự lan tỏa tình yêu khoa học, say mê sáng tạo đến các em học sinh và cả các đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Giúp học sinh hiểu về các ngành nghề, những kỹ năng cần có trong tương lai và sớm có định hướng nghề nghiệp là nội dung chính của buổi giao lưu "Tuổi 15 tôi chưa biết điều này".
Các đại biểu thảo luận vấn đề hai bên có tiềm năng hợp tác như nghiên cứu, phát triển lĩnh vực trí tuệ nhân tạo; các chính sách đang thực thi, hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Giáo dục STEM ở bậc tiểu học hiện đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thí điểm ở 7 tỉnh, thành phố và sẽ mở rộng ra phạm vi toàn quốc bắt đầu từ năm học 2023-2024.
Dù gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, nguồn học liệu, sỹ số đông, thời lượng hạn hẹp...nhưng giáo viên nhiều trường tiểu học ở Hà Nội đã nỗ lực để đưa giáo dục STEM đến với học sinh tiểu học.