Thời gian gần đây, "sa tặc" hoành hành, tàn phá sông Đồng Nai - dòng sông lớn nhất nhì vùng Đông Nam Bộ. Chúng thách thức chính quyền và dư luận, sẵn sàng chống trả người thi hành công vụ khi cần.
Theo chân những người dân ở ấp Nhất Hòa, xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, mới 8 giờ tối, dưới ánh trăng mờ nhạt, chúng tôi nhìn thấy từ giữa lòng sông Đồng Nai những chiếc vòi hút cát vươn vào đến tận bờ.
Việc ăn cắp tài nguyên quốc gia của các đối tượng này được tiến hành trong bóng tối, không gây ra bất kỳ tiếng động lớn nào. Sau gần 2 giờ đồng hồ, thấp thoáng giữa lòng sông là những chiếc ghe chở đầy cát và bắt đầu di chuyển về bãi tập kết.
Theo phản ánh của người dân, đêm nào cũng thấy ba, bốn vòi hút cát từ giữa sông chĩa vào bờ, việc khai thác cát lậu thường diễn ra cả đêm nếu không có lực lượng chức năng đi tuần tra, truy quét.
Đa số ghe chở cát lậu có trọng tải từ 10-15m3. Một đêm, mỗi máy hút cát có thể hút đầy khoảng 3-4 ghe và với giá bán vài trăm nghìn đồng/m3, các ông chủ làm nghề này thu lãi cả chục triệu đồng/đêm.
Việc kiếm tiền dễ dàng, nên nhiều ông chủ ghe đầu tư máy móc công suất lớn, thuê cả những người làm nghề câu cá, giăng lưới trên sông làm chỉ điểm khi có công an đi tuần tra. Đặc biệt, bọn "sa tặc" sẵn sàng đánh trả khi có lực lượng chức năng truy đuổi.
Gần đây nhất, trong lúc tuần tra kiểm soát trên sông Đồng Nai, tổ tuần tra Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) đường thủy Công an tỉnh Đồng Nai phát hiện ở khu vực cù lao Tân Vạn, thành phố Biên Hòa có 20 đối tượng dùng năm chiếc ghe gỗ bơm hút cát trái phép.
Khi thấy lực lượng công an xuất hiện, các đối tượng này dùng sào tre, xẻng xúc cát chống trả quyết liệt làm Đại úy Phạm Văn Phú bị thương, rồi điều khiển phương tiện bỏ chạy. Một số đối tượng nhảy xuống sông bỏ trốn.
Tình trạng khai thác cát lậu diễn ra một cách mạnh mẽ, tuy nhiên việc ngăn chặn hoạt động này đến nay vẫn chưa hiệu quả.
Thiếu tá Lê Toàn Thắng , Đội Trưởng Đội tổng hợp, Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy Công an tỉnh Đồng Nai cho biết: “Thủ đoạn của bọn "sa tặc" ngày càng tinh vi, chúng rất manh động, sẵn sàng chống trả người thi hành công vụ. Trên ghe của chúng luôn có mã tấu, dao, nhiều lúc bị truy đuổi, đối tượng liều mạng đâm thẳng ghe vào canô của cảnh sát. Từ đầu năm đến nay, lực lượng cảnh sát đường thủy đã mở bốn đợt ra quân, truy quét các đối tượng khai thác cát trái phép trên sông Đồng Nai, qua đó thu giữ 34 ghe của "sa tặc".
Hiện tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Đồng Nai tập trung ở nhiều điểm tại thành phố Biên Hòa, huyện Nhơn Trạch, Long Thành. Nguyên nhân của tình trạng này là do lượng cát đưa từ các tỉnh miền Tây lên không đủ phục vụ nhu cầu. Bên cạnh đó, cát ở sông Đồng Nai có chất lượng tốt, nên các đối tượng hút cát lậu thu lợi nhuận lớn.
Để đạt kết quả cao trong việc ngăn chặn và đi đến xóa bỏ nạn khai thác cát lậu trên sông Đồng Nai, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng. Đặc biệt, Ủy ban Nhân dân tỉnh cần có hình thức xử phạt nghiêm minh với các tổ chức, cá nhân có hành vi khai thác khoáng sản trái phép./.
Theo chân những người dân ở ấp Nhất Hòa, xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, mới 8 giờ tối, dưới ánh trăng mờ nhạt, chúng tôi nhìn thấy từ giữa lòng sông Đồng Nai những chiếc vòi hút cát vươn vào đến tận bờ.
Việc ăn cắp tài nguyên quốc gia của các đối tượng này được tiến hành trong bóng tối, không gây ra bất kỳ tiếng động lớn nào. Sau gần 2 giờ đồng hồ, thấp thoáng giữa lòng sông là những chiếc ghe chở đầy cát và bắt đầu di chuyển về bãi tập kết.
Theo phản ánh của người dân, đêm nào cũng thấy ba, bốn vòi hút cát từ giữa sông chĩa vào bờ, việc khai thác cát lậu thường diễn ra cả đêm nếu không có lực lượng chức năng đi tuần tra, truy quét.
Đa số ghe chở cát lậu có trọng tải từ 10-15m3. Một đêm, mỗi máy hút cát có thể hút đầy khoảng 3-4 ghe và với giá bán vài trăm nghìn đồng/m3, các ông chủ làm nghề này thu lãi cả chục triệu đồng/đêm.
Việc kiếm tiền dễ dàng, nên nhiều ông chủ ghe đầu tư máy móc công suất lớn, thuê cả những người làm nghề câu cá, giăng lưới trên sông làm chỉ điểm khi có công an đi tuần tra. Đặc biệt, bọn "sa tặc" sẵn sàng đánh trả khi có lực lượng chức năng truy đuổi.
Gần đây nhất, trong lúc tuần tra kiểm soát trên sông Đồng Nai, tổ tuần tra Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) đường thủy Công an tỉnh Đồng Nai phát hiện ở khu vực cù lao Tân Vạn, thành phố Biên Hòa có 20 đối tượng dùng năm chiếc ghe gỗ bơm hút cát trái phép.
Khi thấy lực lượng công an xuất hiện, các đối tượng này dùng sào tre, xẻng xúc cát chống trả quyết liệt làm Đại úy Phạm Văn Phú bị thương, rồi điều khiển phương tiện bỏ chạy. Một số đối tượng nhảy xuống sông bỏ trốn.
Tình trạng khai thác cát lậu diễn ra một cách mạnh mẽ, tuy nhiên việc ngăn chặn hoạt động này đến nay vẫn chưa hiệu quả.
Thiếu tá Lê Toàn Thắng , Đội Trưởng Đội tổng hợp, Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy Công an tỉnh Đồng Nai cho biết: “Thủ đoạn của bọn "sa tặc" ngày càng tinh vi, chúng rất manh động, sẵn sàng chống trả người thi hành công vụ. Trên ghe của chúng luôn có mã tấu, dao, nhiều lúc bị truy đuổi, đối tượng liều mạng đâm thẳng ghe vào canô của cảnh sát. Từ đầu năm đến nay, lực lượng cảnh sát đường thủy đã mở bốn đợt ra quân, truy quét các đối tượng khai thác cát trái phép trên sông Đồng Nai, qua đó thu giữ 34 ghe của "sa tặc".
Hiện tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Đồng Nai tập trung ở nhiều điểm tại thành phố Biên Hòa, huyện Nhơn Trạch, Long Thành. Nguyên nhân của tình trạng này là do lượng cát đưa từ các tỉnh miền Tây lên không đủ phục vụ nhu cầu. Bên cạnh đó, cát ở sông Đồng Nai có chất lượng tốt, nên các đối tượng hút cát lậu thu lợi nhuận lớn.
Để đạt kết quả cao trong việc ngăn chặn và đi đến xóa bỏ nạn khai thác cát lậu trên sông Đồng Nai, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng. Đặc biệt, Ủy ban Nhân dân tỉnh cần có hình thức xử phạt nghiêm minh với các tổ chức, cá nhân có hành vi khai thác khoáng sản trái phép./.
Công Phong (TTXVN/Vietnam+)