Samantha Geimer, cô gái từng bị nhà làm phim Roman Polanski lạm dụng tình dục 36 năm trước đã quyết định xuất bản cuốn hồi ký nhằm “lấy lại bản quyền về câu chuyện của mình." Năm nay đã gần 50 tuổi, Geimer và luật sư của bà đã cùng nhau viết nên cuốn sách “The Girl: A Life Lived in the Shadown of Roman Polanski” (Cô gái: Một cuộc đời sống dưới cái bóng của Roman Polanski) để kể về sự kiện diễn ra ngày 10/3/1977, khi Geimer mới 13 tuổi. Ngày định mệnh đó đã khiến Polanski bị cáo buộc sáu tội trạng bao gồm hiếp dâm và làm đạo diễn này phải đào tẩu khỏi Mỹ. Trong cuốn sách trên, Geimer kể về việc Polanski đã mời bà chụp ảnh trước khi mời bà uống rượu và chất kích thích để rồi quan hệ xác thịt ngay trong nhà của nam tài tử Jack Nicholson. Chịu ảnh hưởng của rượu và thuốc, cộng thêm danh tiếng của người đạo diễn lừng lẫy, Geimer cho biết bà không hề cố gắng chống cự lại ông. “Tại sao lại phải chống cự cơ chứ? Tôi sẽ làm bất cứ thứ gì để hoàn tất việc đó.” Bà cũng mô tả lại nỗi sợ và những giọt nước mắt khi ngồi trong ôtô do Polanski lái về đêm đó. Đạo diễn gốc Ba Lan này đã hỏi bà liệu bà có ổn và cấm không được nói với mẹ mình về việc này. Đêm đó, Geimer đã viết trong nhật ký: “Roman Polanski chụp ảnh cho mình và sau đó hãm hiếp mình. Chết tiệt.”
Đạo diễn Polanski từng đoạt giải Oscar nhưng hiện vẫn bị Mỹ truy nã (Nguồn: AFP)
Sau đó bà đâm đơn kiện và trở thành tâm điểm của giới truyền thông cũng như cảnh sát. Điều này khiến Geimer phải hối tiếc rằng giá như mình chưa từng kể với ai những chuyện đã xảy ra.
[Đạo diễn Roman Polanski: Bi kịch tiếp nối bi kịch] “Bằng một cách nào đó, những thứ tồi tệ đã xảy ra đêm ấy thậm chí còn chẳng tệ như những thứ sẽ tới sau đó. Tôi đã đâm phải một con quái vật hai đầu khi gặp phải hệ thống pháp lý của bang California và những thành phần ung nhọt của nó. Chúng quan tâm tới danh tiếng phù phiếm hơn là công lý.” “Ở tuổi 13 thì tội của tôi là gì? Là nạn nhân của một vụ hãm hiếp được thực hiện bởi một ngôi sao Hollywood.” Giờ đã là mẹ của ba đứa con, Geimer cho biết bà không còn nỗi căm giận nào với kẻ thủ ác đêm đó. “Gia đình tôi chưa bao giờ đề nghị trừng phạt Polanski. Chúng tôi chỉ muốn hệ thống pháp luật dừng lại.” Geimer cho biết bà đã hoàn toàn tha thứ cho Polanski, một hành động không chỉ cho ông mà còn cho chính bà. “Đã có quá nhiều thứ được viết về vụ án Polanski, nhưng chưa có dòng nào trong đó được viết bởi tôi, nhân vật trung tâm câu chuyện”, bà giải thích về động lực khiến mình viết sách. Trong cuốn hồi ký, bà cũng đính kèm một bức thư ngắn mà Polanski gửi cho bà năm 2009, trong đó đạo diễn này muốn nói cho bà biết ông “hối hận đến nhường nào vì đã làm hỏng cuộc đời bà.”
[Đạo diễn Roman Polanski: Bi kịch tiếp nối bi kịch] “Bằng một cách nào đó, những thứ tồi tệ đã xảy ra đêm ấy thậm chí còn chẳng tệ như những thứ sẽ tới sau đó. Tôi đã đâm phải một con quái vật hai đầu khi gặp phải hệ thống pháp lý của bang California và những thành phần ung nhọt của nó. Chúng quan tâm tới danh tiếng phù phiếm hơn là công lý.” “Ở tuổi 13 thì tội của tôi là gì? Là nạn nhân của một vụ hãm hiếp được thực hiện bởi một ngôi sao Hollywood.” Giờ đã là mẹ của ba đứa con, Geimer cho biết bà không còn nỗi căm giận nào với kẻ thủ ác đêm đó. “Gia đình tôi chưa bao giờ đề nghị trừng phạt Polanski. Chúng tôi chỉ muốn hệ thống pháp luật dừng lại.” Geimer cho biết bà đã hoàn toàn tha thứ cho Polanski, một hành động không chỉ cho ông mà còn cho chính bà. “Đã có quá nhiều thứ được viết về vụ án Polanski, nhưng chưa có dòng nào trong đó được viết bởi tôi, nhân vật trung tâm câu chuyện”, bà giải thích về động lực khiến mình viết sách. Trong cuốn hồi ký, bà cũng đính kèm một bức thư ngắn mà Polanski gửi cho bà năm 2009, trong đó đạo diễn này muốn nói cho bà biết ông “hối hận đến nhường nào vì đã làm hỏng cuộc đời bà.”
Geimer năm 13 tuổi và hiện tại
Vào năm 1977, Polanski đã bị bắt giam 42 ngày do tội quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên và được đưa đi kiểm tra tâm lý. Nhưng ngay trước khi bị kết án năm 1978, ông đã bỏ trốn khỏi Mỹ do lo sợ và không dám trở về xứ cờ hoa từ đó tới nay, dù là để nhận giải Oscar với phim “The Pianist” đầu năm 2003. Năm 2009, ông đã từng bị bắt tại Thụy Sỹ và bị phía Mỹ đề nghị dẫn độ về. Song sau đó phía Thụy Sỹ đã thả Polanski do Mỹ không thể đưa ra những bằng chứng về phiên tòa mà Polanski khẳng định đã dàn xếp trước bản án. Cuốn sách của Geimer được đính kèm những bức ảnh trắng đen do Polanski chụp năm 1977 và sẽ được phát hành tại Pháp vào ngày 3/10./.
Quốc Thịnh (Vietnam+)