Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã bày tỏ quan ngại đặc biệt trước nạn cướp biển, cướp có vũ trang và tình trạng bắt con tin đòi tiền chuộc đang tăng nhanh ở khu vực vịnh Guinea.
Tuyên bố ngày 30/8 của Hội đồng Bảo an nhấn mạnh tình hình này đã tác động nghiêm trọng đến an ninh, buôn bán và các hoạt động kinh tế khác ở khu vực này.
Hội đồng Bảo an đánh giá cao các nỗ lực của các nước trong khu vực vịnh Guinea nhằm giải quyết vấn đề này thông qua tuần tra chung ven biển giữa Nigeria và Benin và các kế hoạch triệu tập hội nghị cấp cao khu vực để thống nhất phản ứng chung.
Hội đồng Bảo an nhấn mạnh nhu cầu phối hợp và lãnh đạo của khu vực trong việc phát triển chiến lược toàn diện nhằm đối phó với các vấn nạn này, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ các nước và các tổ chức trong khu vực như Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS) và Cộng đồng Kinh tế các nước Trung Phi (ECCAS), đảm bảo thông suốt tuyến hàng hải quốc tế dọc vịnh Guinea thông qua trao đổi thông tin, tăng cường hợp tác và tăng cường năng lực chống cướp biển.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon sẽ cử một phái đoàn đến khu vực để đánh giá hiện trạng và thăm dò các lựa chọn mà Liên hợp quốc có thể hỗ trợ.
Các phái đoàn Liên hợp quốc hiện đang hoạt động trong khu vực như Văn phòng Liên hợp quốc về Tây Phi (UNOWA), Văn phòng Liên hợp quốc về Trung Phi (UNOCA), cần hợp tác với Văn phòng Liên hợp quốc về ma túy và tội phạm (UNODC) và Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) cùng các nước và các tổ chức hữu quan trong khu vực để giải quyết tình hình ở vịnh Guinea.
Các cơ quan của Liên hợp quốc phối hợp với Tổ chức Cảnh sát quốc tế (Interpol) và các chính phủ khu vực trước đó đã cam kết hợp tác chống buôn bán ma túy và các tổ chức tội phạm ở Tây Phi./.
Tuyên bố ngày 30/8 của Hội đồng Bảo an nhấn mạnh tình hình này đã tác động nghiêm trọng đến an ninh, buôn bán và các hoạt động kinh tế khác ở khu vực này.
Hội đồng Bảo an đánh giá cao các nỗ lực của các nước trong khu vực vịnh Guinea nhằm giải quyết vấn đề này thông qua tuần tra chung ven biển giữa Nigeria và Benin và các kế hoạch triệu tập hội nghị cấp cao khu vực để thống nhất phản ứng chung.
Hội đồng Bảo an nhấn mạnh nhu cầu phối hợp và lãnh đạo của khu vực trong việc phát triển chiến lược toàn diện nhằm đối phó với các vấn nạn này, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ các nước và các tổ chức trong khu vực như Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS) và Cộng đồng Kinh tế các nước Trung Phi (ECCAS), đảm bảo thông suốt tuyến hàng hải quốc tế dọc vịnh Guinea thông qua trao đổi thông tin, tăng cường hợp tác và tăng cường năng lực chống cướp biển.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon sẽ cử một phái đoàn đến khu vực để đánh giá hiện trạng và thăm dò các lựa chọn mà Liên hợp quốc có thể hỗ trợ.
Các phái đoàn Liên hợp quốc hiện đang hoạt động trong khu vực như Văn phòng Liên hợp quốc về Tây Phi (UNOWA), Văn phòng Liên hợp quốc về Trung Phi (UNOCA), cần hợp tác với Văn phòng Liên hợp quốc về ma túy và tội phạm (UNODC) và Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) cùng các nước và các tổ chức hữu quan trong khu vực để giải quyết tình hình ở vịnh Guinea.
Các cơ quan của Liên hợp quốc phối hợp với Tổ chức Cảnh sát quốc tế (Interpol) và các chính phủ khu vực trước đó đã cam kết hợp tác chống buôn bán ma túy và các tổ chức tội phạm ở Tây Phi./.
(TTXVN/Vietnam+)