Nam Sudan đã quyết định ngừng tất cả các hoạt động hợp tác dầu khí với Sudan kể từ ngày 1/2, bao gồm hoạt động khai thác dầu khí chung, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai bên gia tăng liên quan tranh cãi về dầu mỏ.
Tại cuộc họp báo ở thủ đô Juba của Nam Sudan ngày 31/1, Bộ trưởng dầu khí nước này, ông Stephen Dhieu Dau cho biết các hoạt động hợp tác về dầu khí bị đình chỉ do phía Sudan tăng chi phí vận chuyển và xuất khẩu dầu khí.
Các hoạt động này chỉ được nối lại sau khi hai quốc gia láng giềng ký kết hiệp định toàn diện, trong đó gồm các vấn đề then chốt như an ninh biên giới, giải pháp hòa bình cho khu vực tranh chấp Abyei, và giảm phí xuất khẩu các sản phẩm dầu khí....
Theo ông Dhieu, Sudan vẫn đang hậu thuẫn cho các lực lượng phiến quân gây bất ổn tại khu vực biên giới giữa hai nước, nhất là khu vực giàu dầu mỏ Abyei. Do vậy việc nối lại các hoạt động khai thác dầu khí giữa hai nước phụ thuộc vào vấn đề này.
Nam Sudan tách khỏi Sudan và tuyên bố độc lập ngày 9/7/2011. Tuy nhiên, hiện hai nước chưa nhất trí về nhiều vấn đề, đặc biệt là tranh chấp khu vực Abyei nhiều dầu mỏ nằm giữa hai nước và phân chia nguồn thu từ dầu mỏ.
Phần lớn trữ lượng dầu và khu vực sản xuất dầu nằm ở Sudan, song các cơ sở hạ tầng quan trọng phục vụ ngành công nghiệp này như đường ống dẫn, các nhà máy hóa dầu và cảng xuất khẩu ở Biển Đỏ nằm trên phần lãnh thổ Sudan, vì vậy hai bên tranh cãi về chi phí Nam Sudan phải trả cho việc sử dụng các cơ sở hạ tầng.
Theo tinh thần hội nghị cấp cao khu vực tổ chức ở thủ đô Addis Ababa của Ethiopia nhằm tìm giải pháp cho cuộc tranh chấp dầu lửa giữa Sudan và Nam Sudan, Tổng thống hai nước Sudan và Nam Sudan dự kiến ký hiệp định khung, theo đó Juba sẽ trả cho Khartoum 4 tỷ USD và bơm 35.000 thùng dầu thô/ngày đến các nhà máy lọc dầu ở miền Bắc, và Sudan cho phép Nam Sudan sử dụng cơ sở hạ tầng của nước này để xuất khẩu dầu lửa.
Nhưng Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir đã từ chối ký hiệp định trên. Tổng thống Sudan Omar al-Bashir đã bày tỏ bi quan về triển vọng đạt được thỏa thuận giữa hai nước để chấm dứt tranh cãi về dầu lửa.
Hai bên đã chấp thuận nối lại cuộc thương lượng ở Addis Ababa ngày 10/2 dưới sự bảo trợ của một ủy ban của Liên minh châu Phi do cựu Tổng thống Nam PhiThabo Mbeki đứng đầu.
Để giảm bớt căng thẳng giữa hai nước, Sudan ngày 29/1 đã thả 3 tàu chở dầu của Nam Sudan bị giữ do không trả phí vận chuyển.
Nhưng phía Nam Sudan cho rằng Khartoum vẫn còn giữ 6 triệu thùng dầu của nước này, đồng thời cáo buộc Sudan lấy trộm và bán dầu của Nam Sudan./.
Tại cuộc họp báo ở thủ đô Juba của Nam Sudan ngày 31/1, Bộ trưởng dầu khí nước này, ông Stephen Dhieu Dau cho biết các hoạt động hợp tác về dầu khí bị đình chỉ do phía Sudan tăng chi phí vận chuyển và xuất khẩu dầu khí.
Các hoạt động này chỉ được nối lại sau khi hai quốc gia láng giềng ký kết hiệp định toàn diện, trong đó gồm các vấn đề then chốt như an ninh biên giới, giải pháp hòa bình cho khu vực tranh chấp Abyei, và giảm phí xuất khẩu các sản phẩm dầu khí....
Theo ông Dhieu, Sudan vẫn đang hậu thuẫn cho các lực lượng phiến quân gây bất ổn tại khu vực biên giới giữa hai nước, nhất là khu vực giàu dầu mỏ Abyei. Do vậy việc nối lại các hoạt động khai thác dầu khí giữa hai nước phụ thuộc vào vấn đề này.
Nam Sudan tách khỏi Sudan và tuyên bố độc lập ngày 9/7/2011. Tuy nhiên, hiện hai nước chưa nhất trí về nhiều vấn đề, đặc biệt là tranh chấp khu vực Abyei nhiều dầu mỏ nằm giữa hai nước và phân chia nguồn thu từ dầu mỏ.
Phần lớn trữ lượng dầu và khu vực sản xuất dầu nằm ở Sudan, song các cơ sở hạ tầng quan trọng phục vụ ngành công nghiệp này như đường ống dẫn, các nhà máy hóa dầu và cảng xuất khẩu ở Biển Đỏ nằm trên phần lãnh thổ Sudan, vì vậy hai bên tranh cãi về chi phí Nam Sudan phải trả cho việc sử dụng các cơ sở hạ tầng.
Theo tinh thần hội nghị cấp cao khu vực tổ chức ở thủ đô Addis Ababa của Ethiopia nhằm tìm giải pháp cho cuộc tranh chấp dầu lửa giữa Sudan và Nam Sudan, Tổng thống hai nước Sudan và Nam Sudan dự kiến ký hiệp định khung, theo đó Juba sẽ trả cho Khartoum 4 tỷ USD và bơm 35.000 thùng dầu thô/ngày đến các nhà máy lọc dầu ở miền Bắc, và Sudan cho phép Nam Sudan sử dụng cơ sở hạ tầng của nước này để xuất khẩu dầu lửa.
Nhưng Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir đã từ chối ký hiệp định trên. Tổng thống Sudan Omar al-Bashir đã bày tỏ bi quan về triển vọng đạt được thỏa thuận giữa hai nước để chấm dứt tranh cãi về dầu lửa.
Hai bên đã chấp thuận nối lại cuộc thương lượng ở Addis Ababa ngày 10/2 dưới sự bảo trợ của một ủy ban của Liên minh châu Phi do cựu Tổng thống Nam PhiThabo Mbeki đứng đầu.
Để giảm bớt căng thẳng giữa hai nước, Sudan ngày 29/1 đã thả 3 tàu chở dầu của Nam Sudan bị giữ do không trả phí vận chuyển.
Nhưng phía Nam Sudan cho rằng Khartoum vẫn còn giữ 6 triệu thùng dầu của nước này, đồng thời cáo buộc Sudan lấy trộm và bán dầu của Nam Sudan./.
(TTXVN/Vietnam+)