Ngày 20/1, Chính phủ Nam Sudan đã ra lệnh ngừng hoạt động khai thác dầu mỏ, trong bối cảnh tranh cãi với chính phủ Sudan về phí đường ống tiếp tục căng thẳng.
Bộ trưởng Thông tin Nam Sudan Barnaba Marial Benjamin cho biết chính phủ đã chỉ thị Bộ trưởng Xăng dầu và Khai mỏ chuẩn bị cho việc "ngừng hoàn toàn" hoạt động khai thác dầu nhằm phản đối việc Sudan "trộm" dầu của họ.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bengiamin cũng cho biết việc ngừng hoạt động khai thác dầu sẽ không được thực hiện ngay lập tức và Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir sẽ gặp Tổng thống Sudan Omar al-Bashir vào ngày 27/1 tới trước khi kế hoạch trên có hiệu lực.
Sudan thừa nhận có lấy một phần dầu mỏ xuất khẩu của Nam Sudan vận chuyển qua lãnh thổ nước này. Tuy nhiên, Khắctum coi đó là phần phí đường ống cho đến khi hai bên đạt được một thỏa thuận cuối cùng.
Phản ứng trước việc Nam Sudan ngừng sản xuất dầu mỏ, Bộ Ngoại giao Sudan ra thông báo cho rằng về nguyên tắc, Nam Sudan có quyền quyết định về dầu mỏ của họ, nhưng động thái đó sẽ gây tổn thất cho Nam Sudan nhiều hơn.
Nam Sudan tuyên bố độc lập, tách khỏi Sudan hồi tháng 7 năm ngoái và chiếm khoảng 2/3 lượng dầu mỏ khai thác của nước này. Tuy nhiên, quốc gia non trẻ này lại thiếu cơ sở hạ tầng để lọc dầu và xuất khẩu. Những cơ sở hạ tầng mang tính quyết định như đường ống dẫn và cảng xuất khẩu ở Biển Đỏ vẫn nằm trên phần lãnh thổ Sudan khiến hai bên rơi vào tranh cãi nặng nề về chi phí Nam Sudan phải trả cho việc sử dụng các cơ sở hạ tầng./.
Bộ trưởng Thông tin Nam Sudan Barnaba Marial Benjamin cho biết chính phủ đã chỉ thị Bộ trưởng Xăng dầu và Khai mỏ chuẩn bị cho việc "ngừng hoàn toàn" hoạt động khai thác dầu nhằm phản đối việc Sudan "trộm" dầu của họ.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bengiamin cũng cho biết việc ngừng hoạt động khai thác dầu sẽ không được thực hiện ngay lập tức và Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir sẽ gặp Tổng thống Sudan Omar al-Bashir vào ngày 27/1 tới trước khi kế hoạch trên có hiệu lực.
Sudan thừa nhận có lấy một phần dầu mỏ xuất khẩu của Nam Sudan vận chuyển qua lãnh thổ nước này. Tuy nhiên, Khắctum coi đó là phần phí đường ống cho đến khi hai bên đạt được một thỏa thuận cuối cùng.
Phản ứng trước việc Nam Sudan ngừng sản xuất dầu mỏ, Bộ Ngoại giao Sudan ra thông báo cho rằng về nguyên tắc, Nam Sudan có quyền quyết định về dầu mỏ của họ, nhưng động thái đó sẽ gây tổn thất cho Nam Sudan nhiều hơn.
Nam Sudan tuyên bố độc lập, tách khỏi Sudan hồi tháng 7 năm ngoái và chiếm khoảng 2/3 lượng dầu mỏ khai thác của nước này. Tuy nhiên, quốc gia non trẻ này lại thiếu cơ sở hạ tầng để lọc dầu và xuất khẩu. Những cơ sở hạ tầng mang tính quyết định như đường ống dẫn và cảng xuất khẩu ở Biển Đỏ vẫn nằm trên phần lãnh thổ Sudan khiến hai bên rơi vào tranh cãi nặng nề về chi phí Nam Sudan phải trả cho việc sử dụng các cơ sở hạ tầng./.
(TTXVN/Vietnam+)