Hiện nay Nam Phi đang phải đối mặt với làn sóng đình công đang lan rộng ở khắp các thành phố trên cả nước, gây thiệt hại nghiêm trọng cho GDP của nền kinh tế lớn nhất châu Phi này.
Ngày 11/9, cuộc đình công của hàng nghìn thợ mỏ Nam Phi ở phía Tây thành phố Johannesburg đã bước sang ngày thứ hai, sau một cuộc diễu hành biểu dương lực lượng tới toàn bộ 11 hầm mỏ của Công ty Lonmin ở mỏ bạch kim Marikana.
[Hàng chục nghìn công nhân đình công ở Nam Phi]
Cựu Chủ tịch Liên đoàn thanh niên Nam Phi Julius Malema đã kêu gọi tổ chức một cuộc tổng đình công trên toàn quốc của giới thợ mỏ cho tới khi ban lãnh đạo Liên đoàn Thợ mỏ quốc gia (NUM) từ chức, vì cho rằng họ đã làm giàu trên lưng người lao động.
Phát biểu tại một sân vận động gần mỏ KDC của Tập đoàn Gold Fields ở Carletonville, phía Tây thành phố Johannesburg, nơi 15.000 thợ mỏ tiến hành đình công từ hai ngày nay, ông Malema kêu gọi công nhân mỏ KDC sát cánh trong cuộc đấu tranh mà các đồng nghiêp của họ tại khu mỏ bạch kim Marikana phát động cách đây một tháng, nhằm đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình, trong đó có yêu cầu tăng lương lên 12.500 rand, tương đương 1.500 USD.
Trong ngày 11/9, hàng nghìn công nhân mỏ bạch kim Marikana đã rầm rộ tiến về một bệnh viện để phản đối ý định bắt giữ những thợ mỏ bị thương đang được điều trị tại đây. Mặc dù giới chủ mỏ bạch kim lớn thứ ba thế giới này đã ra tối hậu thư yêu cầu những người đình công phải quay trở lại làm việc trước chiều ngày 11/9, nếu không sẽ bị đuổi việc, song chưa đến 7% trong tổng số 28.000 công nhân đăng ký đi làm.
Cùng ngày, đại diện của 53.000 công nhân tại Impala Platinum, mỏ bạch kim lớn thứ hai thế giới, đã trao yêu sách đòi tăng tiếp 10% lương sau khi đã được tăng 10% hồi tháng Tư năm nay.
Với việc phát hiện thêm một thi thể thợ mỏ tử vong tại Marikana trong ngày 11/9, số người thiệt mạng trong các vụ đình công dẫn tới xung đột trong suốt một tháng qua ở Nam Phi đã tăng lên 45 người. Hiện chưa rõ nguyên nhân tử vong của trường hợp mới nhất này.
Phát biểu trên kênh truyền hình SABC của Nam Phi, Giám đốc mỏ Impala, ông Terence Goodlace cho biết làn sóng đình công lan rộng đang gây ảnh hưởng nặng nề tới toàn bộ ngành công nghiệp khai khoáng của nước này, trong khi các nhà phân tích cảnh báo nếu tình trạng bất ổn không nhanh chóng được giải quyết, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho GDP của nền kinh tế lớn nhất châu Phi này, đồng thời đẩy giá kim loại quý tăng cao.
Ngành khai thác mỏ tuy chiếm khoảng 1/5 GDP của Nam Phi nhưng cũng được xem là một hình ảnh tiêu biểu cho những bất đồng kinh tế và mâu thuẫn xã hội tồn tại lâu nay ở quốc gia này./.
Ngày 11/9, cuộc đình công của hàng nghìn thợ mỏ Nam Phi ở phía Tây thành phố Johannesburg đã bước sang ngày thứ hai, sau một cuộc diễu hành biểu dương lực lượng tới toàn bộ 11 hầm mỏ của Công ty Lonmin ở mỏ bạch kim Marikana.
[Hàng chục nghìn công nhân đình công ở Nam Phi]
Cựu Chủ tịch Liên đoàn thanh niên Nam Phi Julius Malema đã kêu gọi tổ chức một cuộc tổng đình công trên toàn quốc của giới thợ mỏ cho tới khi ban lãnh đạo Liên đoàn Thợ mỏ quốc gia (NUM) từ chức, vì cho rằng họ đã làm giàu trên lưng người lao động.
Phát biểu tại một sân vận động gần mỏ KDC của Tập đoàn Gold Fields ở Carletonville, phía Tây thành phố Johannesburg, nơi 15.000 thợ mỏ tiến hành đình công từ hai ngày nay, ông Malema kêu gọi công nhân mỏ KDC sát cánh trong cuộc đấu tranh mà các đồng nghiêp của họ tại khu mỏ bạch kim Marikana phát động cách đây một tháng, nhằm đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình, trong đó có yêu cầu tăng lương lên 12.500 rand, tương đương 1.500 USD.
Trong ngày 11/9, hàng nghìn công nhân mỏ bạch kim Marikana đã rầm rộ tiến về một bệnh viện để phản đối ý định bắt giữ những thợ mỏ bị thương đang được điều trị tại đây. Mặc dù giới chủ mỏ bạch kim lớn thứ ba thế giới này đã ra tối hậu thư yêu cầu những người đình công phải quay trở lại làm việc trước chiều ngày 11/9, nếu không sẽ bị đuổi việc, song chưa đến 7% trong tổng số 28.000 công nhân đăng ký đi làm.
Cùng ngày, đại diện của 53.000 công nhân tại Impala Platinum, mỏ bạch kim lớn thứ hai thế giới, đã trao yêu sách đòi tăng tiếp 10% lương sau khi đã được tăng 10% hồi tháng Tư năm nay.
Với việc phát hiện thêm một thi thể thợ mỏ tử vong tại Marikana trong ngày 11/9, số người thiệt mạng trong các vụ đình công dẫn tới xung đột trong suốt một tháng qua ở Nam Phi đã tăng lên 45 người. Hiện chưa rõ nguyên nhân tử vong của trường hợp mới nhất này.
Phát biểu trên kênh truyền hình SABC của Nam Phi, Giám đốc mỏ Impala, ông Terence Goodlace cho biết làn sóng đình công lan rộng đang gây ảnh hưởng nặng nề tới toàn bộ ngành công nghiệp khai khoáng của nước này, trong khi các nhà phân tích cảnh báo nếu tình trạng bất ổn không nhanh chóng được giải quyết, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho GDP của nền kinh tế lớn nhất châu Phi này, đồng thời đẩy giá kim loại quý tăng cao.
Ngành khai thác mỏ tuy chiếm khoảng 1/5 GDP của Nam Phi nhưng cũng được xem là một hình ảnh tiêu biểu cho những bất đồng kinh tế và mâu thuẫn xã hội tồn tại lâu nay ở quốc gia này./.
(TTXVN)