Các phương tiện truyền thông Nam Phi ngày 5/10 đưa tin làn sóng đình công tại quốc gia này đã một lần nữa biến thành bạo lực sau khi xung đột xảy ra giữa công nhân và cảnh sát tại khu mỏ của Tập đoàn khai thác bạch kim Anglo American Platinum (Amplats), làm một người thiệt mạng.
Theo một số nhân chứng, cảnh sát đã nổ súng vào những người đình công khiến một người thiệt mạng. Thi thể của nạn nhân hiện vẫn chưa được đưa ra khỏi hiện trường.
Trong khi đó, nguồn tin cảnh sát nói rằng họ chỉ bắn đạn cao su và hơi cay để giải tán những người đình công đang tụ tập.
Người phát ngôn lực lượng cảnh sát Thulani Ngubane xác nhận có báo cáo về một người thiệt mạng. Tuy nhiên, những thông tin liên quan đến vụ việc vẫn chưa rõ ràng và cảnh sát đang tiến hành điều tra.
Theo ông Thulani, tình hình hiện khá căng thẳng và bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Truyền thông địa phương cho biết sáng 5/10, thợ mỏ đã đốt lốp xe và tìm cách tụ tập tại sân vận động, trong khi cảnh sát điều động xe bọc thép và trực thăng đến tuần tra khu vực này.
[Nam Phi: Làn sóng đình công đến mức nguy hiểm]
Làn sóng đình công của thợ mỏ Nam Phi bắt đầu từ trung tuần tháng 8 với tâm điểm là mỏ bạch kim Maricana của Công ty Lonmin, sau đó lan sang các khu mỏ khác dọc vành đai mỏ gần thành phố Johannesburg.
Đình công kéo dài sáu tuần và chỉ tạm chấm dứt sau khi công nhân mỏ Maricana và lãnh đạo Công ty Lonmin đạt thỏa thuận tăng lương.
Tuy nhiên, trong các cuộc đình công đó, 45 người đã thiệt mạng và khoảng 80 người bị thương do đụng độ giữa cảnh sát và thợ mỏ.
Amplats là nhà sản xuất bạch kim hàng đầu thế giới. Cuộc đình công đòi tăng lương tại khu mỏ của tập đoàn này nổ ra từ ngày 12/9 với sự tham gia của khoảng 28.000 công nhân, và vụ thiệt mạng hôm 4/10 là trường hợp thương vong đầu tiên trong cuộc đình công của thợ mỏ Amplats.
Làn sóng đình công lan rộng thời gian qua đã làm cho GDP của nền kinh tế lớn nhất châu Phi này giảm 5%. Các nhà phân tích kinh tế bày tỏ lo ngại nếu đình công lan sang lĩnh vực khai thác than thì mức độ sẽ hết sức nghiêm trọng, bởi nhiệt điện đang đóng góp tới 85% sản lượng điện của Nam Phi./.
Theo một số nhân chứng, cảnh sát đã nổ súng vào những người đình công khiến một người thiệt mạng. Thi thể của nạn nhân hiện vẫn chưa được đưa ra khỏi hiện trường.
Trong khi đó, nguồn tin cảnh sát nói rằng họ chỉ bắn đạn cao su và hơi cay để giải tán những người đình công đang tụ tập.
Người phát ngôn lực lượng cảnh sát Thulani Ngubane xác nhận có báo cáo về một người thiệt mạng. Tuy nhiên, những thông tin liên quan đến vụ việc vẫn chưa rõ ràng và cảnh sát đang tiến hành điều tra.
Theo ông Thulani, tình hình hiện khá căng thẳng và bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Truyền thông địa phương cho biết sáng 5/10, thợ mỏ đã đốt lốp xe và tìm cách tụ tập tại sân vận động, trong khi cảnh sát điều động xe bọc thép và trực thăng đến tuần tra khu vực này.
[Nam Phi: Làn sóng đình công đến mức nguy hiểm]
Làn sóng đình công của thợ mỏ Nam Phi bắt đầu từ trung tuần tháng 8 với tâm điểm là mỏ bạch kim Maricana của Công ty Lonmin, sau đó lan sang các khu mỏ khác dọc vành đai mỏ gần thành phố Johannesburg.
Đình công kéo dài sáu tuần và chỉ tạm chấm dứt sau khi công nhân mỏ Maricana và lãnh đạo Công ty Lonmin đạt thỏa thuận tăng lương.
Tuy nhiên, trong các cuộc đình công đó, 45 người đã thiệt mạng và khoảng 80 người bị thương do đụng độ giữa cảnh sát và thợ mỏ.
Amplats là nhà sản xuất bạch kim hàng đầu thế giới. Cuộc đình công đòi tăng lương tại khu mỏ của tập đoàn này nổ ra từ ngày 12/9 với sự tham gia của khoảng 28.000 công nhân, và vụ thiệt mạng hôm 4/10 là trường hợp thương vong đầu tiên trong cuộc đình công của thợ mỏ Amplats.
Làn sóng đình công lan rộng thời gian qua đã làm cho GDP của nền kinh tế lớn nhất châu Phi này giảm 5%. Các nhà phân tích kinh tế bày tỏ lo ngại nếu đình công lan sang lĩnh vực khai thác than thì mức độ sẽ hết sức nghiêm trọng, bởi nhiệt điện đang đóng góp tới 85% sản lượng điện của Nam Phi./.
(TTXVN)