Ngày 7/9, Chính phủ Nam Phi đã dỡ bỏ lệnh tạm ngừng thăm dò khí đốt dưới các tầng đá phiến tại vùng Karoo.
Quyết định này nhằm giải quyết tình trạng thiếu điện trầm trọng, đồng thời giảm bớt sự lệ thuộc quá mức vào than đá (85%) và phát triển kinh tế trong khu vực.
Trước đó, việc thăm dò khí đá phiến tại Karoo đã bị gác lại từ tháng 4/2011 do người dân và các tổ chức bảo vệ môi trường phản đối, cho rằng hoạt động khai thác có thể gây ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là ảnh hưởng đến dự án xây dựng Đài thiên văn vô tuyến (SKA) lớn nhất thế giới tại Nam bán cầu (Australia, New Zealand và Nam Phi), trị giá 1,5 tỷ euro.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Văn phòng Tổng thống Nam Phi, ông Collins Chabane cho biết quyết định mới được đưa ra sau khi một công trình nghiên cứu cho thấy phương pháp thủy lực thu hồi khí trong các tầng đá nằm sâu dưới lòng đất sẽ không gây hại nhiều cho môi trường.
Các tập đoàn Royal Dutch Shell, Falcon Oil & Gas và Anglo American đã lập tức hoan nghênh quyết định trên.
Từng tuyên bố sẽ đầu tư 200 triệu USD vào dự án nói trên, Royal Dutch Shell cho rằng chỉ cần khai thác 10% trữ lượng ước tính là có thể đóng góp vào GDP của Nam Phi thêm 24,2 tỷ USD mỗi năm và tạo ra 700.000 việc làm.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, Nam Phi có trữ lượng khí đá phiến lên tới 485.000 tỷ feet khối, lớn thứ năm trong tổng số 32 quốc gia được Cục Thông tin năng lượng Mỹ nghiên cứu.
Lượng khí này tập trung chủ yếu tại vùng lòng chảo bán khô cằn Karoo, trải dài qua ba tỉnh Đông Cape, Tây Cape và Bắc Cape./.
Quyết định này nhằm giải quyết tình trạng thiếu điện trầm trọng, đồng thời giảm bớt sự lệ thuộc quá mức vào than đá (85%) và phát triển kinh tế trong khu vực.
Trước đó, việc thăm dò khí đá phiến tại Karoo đã bị gác lại từ tháng 4/2011 do người dân và các tổ chức bảo vệ môi trường phản đối, cho rằng hoạt động khai thác có thể gây ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là ảnh hưởng đến dự án xây dựng Đài thiên văn vô tuyến (SKA) lớn nhất thế giới tại Nam bán cầu (Australia, New Zealand và Nam Phi), trị giá 1,5 tỷ euro.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Văn phòng Tổng thống Nam Phi, ông Collins Chabane cho biết quyết định mới được đưa ra sau khi một công trình nghiên cứu cho thấy phương pháp thủy lực thu hồi khí trong các tầng đá nằm sâu dưới lòng đất sẽ không gây hại nhiều cho môi trường.
Các tập đoàn Royal Dutch Shell, Falcon Oil & Gas và Anglo American đã lập tức hoan nghênh quyết định trên.
Từng tuyên bố sẽ đầu tư 200 triệu USD vào dự án nói trên, Royal Dutch Shell cho rằng chỉ cần khai thác 10% trữ lượng ước tính là có thể đóng góp vào GDP của Nam Phi thêm 24,2 tỷ USD mỗi năm và tạo ra 700.000 việc làm.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, Nam Phi có trữ lượng khí đá phiến lên tới 485.000 tỷ feet khối, lớn thứ năm trong tổng số 32 quốc gia được Cục Thông tin năng lượng Mỹ nghiên cứu.
Lượng khí này tập trung chủ yếu tại vùng lòng chảo bán khô cằn Karoo, trải dài qua ba tỉnh Đông Cape, Tây Cape và Bắc Cape./.
(TTXVN)