Năm nhóm hàng hóa chịu mức thuế môi trường trong dự thảo Luật thuế Môi trường đã được các đại biểu tập trung thảo luận tại Hội thảo về dự thảo luật này do Vụ Chính sách thuế thuộc Bộ Tài chính phối hợp với Dự án Star-Vietnam (USAID), tổ chức ngày 12/3, tại Vĩnh Phúc.
Năm nhóm hàng hóa chịu mức thuế môi trường bao gồm xăng dầu, than, dung dịch HCFC, túi nhựa xốp, thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm hạn chế sử dụng. Trong đó, xăng dầu chịu mức thuế từ 1.000-4000 đồng/lít (so với dự thảo trước đây mức thuế đã giảm xuống 2.000 đồng/lít), nhiên liệu bay 1.000-3000 đồng/lít, dầu từ 300-2.000 đồng/lít.
Còn than chịu mức thuế từ 6.000-30.000 đồng/tấn; dung dịch HCFC từ 1.000-5.000 đồng/kg; túi nhựa xốp 20.000-30.000 đồng/kg và thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng từ 500-5.000 đồng/kg.
Tại hội thảo, các đại biểu đều cho rằng nội dung của dự thảo lần này đã được cụ thể hóa và thu hẹp phạm vi áp dụng cho từng đối tượng chịu thuế.
“Đặc biệt khi đưa các sản phẩm xăng dầu vào đối tượng chịu thuế môi trường dự kiến sẽ không thu phí xăng dầu những sản phẩm thuộc diện chịu thuế môi trường không những tránh áp lực tăng giá cho mặt hàng vốn khá nhạy cảm với thị trường, mà còn loại bỏ tâm lý hoang mang cho các đơn vị nhập khẩu và cả người tiêu dùng,” ông Vũ Văn Trường, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế, Bộ Tài chính nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, một số ý kiến nhận xét rằng dự thảo luật lần này đã phần nào khắc phục được nhược điểm chồng chéo, tình trạng bỏ sót hay tính thuế nhiều lần đối với cùng một mặt hàng.
Việc điều chỉnh nội dung người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất và nhập khẩu hàng hóa thay vì sản xuất và kinh doanh cho thấy Luật đã dần dần tiệm cận tới yêu cầu bức xúc của các vấn đề liên quan tới lĩnh vực môi trường.
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng việc sử dụng công cụ thuế như một giải pháp tài chính điều chỉnh sản xuất và tiêu dùng theo hướng bảo vệ môi trường nếu không đủ “liều và lượng” hợp lý sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh và khó kích thích hoạt động của các doanh nghiệp, cũng như khó đạt được mục tiêu thay đổi nhận thức, thói quen của người tiêu dùng.
Chuyên gia Andrew Stephens, đại diện Dự án Star-Vietnam cho rằng từ kinh nghiệm thực tiễn của các nước như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ ngoài việc ban hành thuế môi trường, Việt Nam cần khuyến khích các sáng kiến, các giải pháp thay thế, đủ sức cạnh tranh, độ tin cậy và an toàn, tạo thêm cơ hội lựa chọn cho nhà sản xuất và người tiêu dùng tìm tới phương pháp giảm ô nhiễm mới.
Theo kế hoạch, dự thảo Luật thuế Môi trường sẽ trình xin ý kiến Quốc hội vào tháng 5 tới và được thông qua vào tháng 10.
Dự án USAID thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, giảm tới mức thấp nhất những tác động xấu tới môi trường trong sản xuất và tiêu dùng, cũng như nâng cao nhận thức cộng đồng về giảm phát thải gây ô nhiễm./.
Năm nhóm hàng hóa chịu mức thuế môi trường bao gồm xăng dầu, than, dung dịch HCFC, túi nhựa xốp, thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm hạn chế sử dụng. Trong đó, xăng dầu chịu mức thuế từ 1.000-4000 đồng/lít (so với dự thảo trước đây mức thuế đã giảm xuống 2.000 đồng/lít), nhiên liệu bay 1.000-3000 đồng/lít, dầu từ 300-2.000 đồng/lít.
Còn than chịu mức thuế từ 6.000-30.000 đồng/tấn; dung dịch HCFC từ 1.000-5.000 đồng/kg; túi nhựa xốp 20.000-30.000 đồng/kg và thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng từ 500-5.000 đồng/kg.
Tại hội thảo, các đại biểu đều cho rằng nội dung của dự thảo lần này đã được cụ thể hóa và thu hẹp phạm vi áp dụng cho từng đối tượng chịu thuế.
“Đặc biệt khi đưa các sản phẩm xăng dầu vào đối tượng chịu thuế môi trường dự kiến sẽ không thu phí xăng dầu những sản phẩm thuộc diện chịu thuế môi trường không những tránh áp lực tăng giá cho mặt hàng vốn khá nhạy cảm với thị trường, mà còn loại bỏ tâm lý hoang mang cho các đơn vị nhập khẩu và cả người tiêu dùng,” ông Vũ Văn Trường, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế, Bộ Tài chính nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, một số ý kiến nhận xét rằng dự thảo luật lần này đã phần nào khắc phục được nhược điểm chồng chéo, tình trạng bỏ sót hay tính thuế nhiều lần đối với cùng một mặt hàng.
Việc điều chỉnh nội dung người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất và nhập khẩu hàng hóa thay vì sản xuất và kinh doanh cho thấy Luật đã dần dần tiệm cận tới yêu cầu bức xúc của các vấn đề liên quan tới lĩnh vực môi trường.
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng việc sử dụng công cụ thuế như một giải pháp tài chính điều chỉnh sản xuất và tiêu dùng theo hướng bảo vệ môi trường nếu không đủ “liều và lượng” hợp lý sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh và khó kích thích hoạt động của các doanh nghiệp, cũng như khó đạt được mục tiêu thay đổi nhận thức, thói quen của người tiêu dùng.
Chuyên gia Andrew Stephens, đại diện Dự án Star-Vietnam cho rằng từ kinh nghiệm thực tiễn của các nước như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ ngoài việc ban hành thuế môi trường, Việt Nam cần khuyến khích các sáng kiến, các giải pháp thay thế, đủ sức cạnh tranh, độ tin cậy và an toàn, tạo thêm cơ hội lựa chọn cho nhà sản xuất và người tiêu dùng tìm tới phương pháp giảm ô nhiễm mới.
Theo kế hoạch, dự thảo Luật thuế Môi trường sẽ trình xin ý kiến Quốc hội vào tháng 5 tới và được thông qua vào tháng 10.
Dự án USAID thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, giảm tới mức thấp nhất những tác động xấu tới môi trường trong sản xuất và tiêu dùng, cũng như nâng cao nhận thức cộng đồng về giảm phát thải gây ô nhiễm./.
Thùy Dương (Vietnam+)