Đồng USD sẽ mạnh lên rồi giảm giá khi nền kinh tế Mỹ, và có thể cả thế giới, rơi vào cuộc khủng hoảng kép vào giữa năm 2010.
Nhận định này được ông John R Taylor, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Công ty quản lý tiền tệ FX Concepts có trụ sở tại New York (Mỹ), đưa ra bên lề Hội nghị về quỹ tự bảo hiểm tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE).
Theo vị chủ tịch của một trong những công ty quản lý tiền tệ lâu đời và uy tín nhất thế giới này, cuộc suy thoái kép bắt nguồn từ các nhân tố gây xáo trộn như Chương trình cứu trợ tài sản xấu (TARP) đầy tham vọng của Mỹ chấm dứt; các nền kinh tế ở châu Âu, nhất là Hy Lạp, tiếp tục có những con số thâm hụt tài chính cao.
Ông nhấn mạnh "Sự tăng giá của đồng USD cho đến thời điểm này được dẫn dắt bởi kế hoạch kích thích kinh tế của chính phủ. Biện pháp này sẽ chấm dứt vào khoảng giữa năm nay. Cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay trở thành suy thoái kép do nhu cầu thị trường cơ bản sẽ ở mức thấp."
Ông Taylor cho rằng làn sóng suy thoái thứ hai này ban đầu sẽ thúc đẩy đồng USD, do sự thiếu tính thanh khoản ở Mỹ sẽ đảm bảo dòng vốn từ thế giới đổ vào Mỹ. Đồng tiền của Mỹ sau đó sẽ giảm giá khi tính thanh khoản tăng dần.
Đồng USD đã mạnh lên nhờ thông báo về các số liệu kinh tế tích cực hàng tháng. Tuy nhiên, ông Taylor cho rằng những số liệu kinh tế tốt trong ba tháng qua dự kiến sẽ không kéo dài trong suốt cả năm 2010.
Cùng quan điểm với ông Taylor, Trưởng bộ phận nghiên cứu khu vực thuộc Ngân hàng Standard Chartered tại UAE, Marios Maratheftis nhận định: "Khả năng suy thoái kép phụ thuộc vào việc chính phủ có áp dụng chính sách đúng đắn để chống lại nó hay không. Nếu Chính phủ Mỹ chọn giải pháp giảm bớt số lượng và chuyển tiền thành tài sản thì tin tức tốt hơn có thể xuất hiện từ Mỹ."
Giá dầu cũng có thể giảm trong năm nay khi làn sóng suy thoái thứ hai bắt đầu, làm giảm nhu cầu về dầu mỏ. Mặt khác, các nhà đầu tư có thể đổ xô đi mua vàng, đẩy giá mặt hàng này lên cao.
Trong khi đó, đồng euro dự kiến cũng sẽ mất giá trong năm nay do tác động từ cuộc khủng hoảng của Hy Lạp và các mức thâm hụt tài chính cao ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha./.
Nhận định này được ông John R Taylor, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Công ty quản lý tiền tệ FX Concepts có trụ sở tại New York (Mỹ), đưa ra bên lề Hội nghị về quỹ tự bảo hiểm tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE).
Theo vị chủ tịch của một trong những công ty quản lý tiền tệ lâu đời và uy tín nhất thế giới này, cuộc suy thoái kép bắt nguồn từ các nhân tố gây xáo trộn như Chương trình cứu trợ tài sản xấu (TARP) đầy tham vọng của Mỹ chấm dứt; các nền kinh tế ở châu Âu, nhất là Hy Lạp, tiếp tục có những con số thâm hụt tài chính cao.
Ông nhấn mạnh "Sự tăng giá của đồng USD cho đến thời điểm này được dẫn dắt bởi kế hoạch kích thích kinh tế của chính phủ. Biện pháp này sẽ chấm dứt vào khoảng giữa năm nay. Cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay trở thành suy thoái kép do nhu cầu thị trường cơ bản sẽ ở mức thấp."
Ông Taylor cho rằng làn sóng suy thoái thứ hai này ban đầu sẽ thúc đẩy đồng USD, do sự thiếu tính thanh khoản ở Mỹ sẽ đảm bảo dòng vốn từ thế giới đổ vào Mỹ. Đồng tiền của Mỹ sau đó sẽ giảm giá khi tính thanh khoản tăng dần.
Đồng USD đã mạnh lên nhờ thông báo về các số liệu kinh tế tích cực hàng tháng. Tuy nhiên, ông Taylor cho rằng những số liệu kinh tế tốt trong ba tháng qua dự kiến sẽ không kéo dài trong suốt cả năm 2010.
Cùng quan điểm với ông Taylor, Trưởng bộ phận nghiên cứu khu vực thuộc Ngân hàng Standard Chartered tại UAE, Marios Maratheftis nhận định: "Khả năng suy thoái kép phụ thuộc vào việc chính phủ có áp dụng chính sách đúng đắn để chống lại nó hay không. Nếu Chính phủ Mỹ chọn giải pháp giảm bớt số lượng và chuyển tiền thành tài sản thì tin tức tốt hơn có thể xuất hiện từ Mỹ."
Giá dầu cũng có thể giảm trong năm nay khi làn sóng suy thoái thứ hai bắt đầu, làm giảm nhu cầu về dầu mỏ. Mặt khác, các nhà đầu tư có thể đổ xô đi mua vàng, đẩy giá mặt hàng này lên cao.
Trong khi đó, đồng euro dự kiến cũng sẽ mất giá trong năm nay do tác động từ cuộc khủng hoảng của Hy Lạp và các mức thâm hụt tài chính cao ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha./.
(TTXVN/Vietnam+)