Tuy nhiên, trong khi các nền kinh tế mới nổi đang có các vấn đề về tăngtrưởng kinh tế cũng như tài chính, sự phục hồi của các nền kinh tế phát triểncũng chưa có gì là chắc chắn.
Với các nền kinh tế mới nổi, đáng chú ý là sự suy giảm tăng trưởng ở TrungQuốc. Mục tiêu tăng trưởng chính thức được đặt ra cho năm nay là 7,5%, mức thấpnhất kể từ năm 1990. Nhưng một số nhà kinh tế cảnh báo Trung Quốc khó cóthể đạt được mục tiêu này.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm tốc đã gây ra những tác động lớn đốivới các nền kinh tế Đông Nam Á và đối với các nước xuất khẩu nguyên liệu nhưBrazil và Australia.
Mức tăng trưởng kinh tế của Brazil, nước xuất khẩu chínhđậu tương và quặng sắt sang Trung Quốc, trong quý 1/2013 thấp một cách đáng thấtvọng là 0,6%, sau khi chỉ đạt mức 0,9% trong năm 2012, so với con số 2,7% trongnăm 2011 và 7,5% năm 2010. Australia, quốc gia xuất khẩu lượng lớn quặng sắt,bị ảnh hưởng nặng nề bởi lượng hàng vào Trung Quốc giảm mạnh.
Tuy nhiên, suy giảm tăng trưởng không phải là vấn đề duy nhất của Trung Quốc.Lo ngại đang gia tăng rằng khoản nợ của Trung Quốc, hậu quả của việc tiến hànhcác biện pháp kích thích kinh tế sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, có thể gây ramột cuộc khủng hoảng tài chính.
Một nghiên cứu đăng trên tờ Financial Times chobiết tổng nợ của Trung Quốc có thể lên tới 200% GDP, một tỷ lệ rất đáng longại.
Trong khi đó, một số nhà kinh tế cảnh báo rằng sự suy giảm kinh tế của Ấn Độ,với dự báo tăng trưởng năm nay đạt 5%, đúng bằng một nửa tỷ lệ tăng trưởngcách đây 3 năm, sẽ làm nặng nề thêm khoản nợ của một số doanh nghiệp lớn củanước này. Hệ thống tài chính của Ấn Độ đang bị thất thoát vốn lớn, dẫn đến việcphải tái thực thi chương trình hạn chế xuất khẩu, nhằm hãm đà giảm giá đồngrupee.
Indonesia, từng là một trung tâm tăng trưởng, cũng đang phải đối mặt với cácvấn đề nghiêm trọng về tài chính.
Trong khi đó, không phải các nền kinh tế phát triển đang phục hồi mạnh mẽ,vì tốc độ tăng trưởng của tất cả các nền kinh tế lớn vẫn chưa được như thời kỳtrước khủng hoảng và dường như khả năng này rất khó diễn ra trong thời giangần.
Các nhà kinh tế dự đoán tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ sẽ đạt 1,5% vào năm2013, thấp hơn mức dự đoán 2% được đưa ra vào tháng 5/2013, chưa kể việckhông có cơ sở để bảo đảm rằng đây là mức tăng trưởng bền vững.
Trong khi đó, Khu vực đồng sử dụng đồng euro tăng trưởng trở lại (tăng 0,3%)trong quý 2/2013 sau 6 quý liên tiếp suy giảm, nhưng không có nghĩa châu Âu đãhết khó khăn. Nhiều nhà phân tích cho rằng trong 3 năm tới, mức tăng trưởnghàng năm ít nhất phải đạt 2-3%, châu Âu mới hy vọng giảm được tỷ lệ thấtnghiệp, nhưng thực tế cho thấy một kịch bản như vậy rất khó đạt được.
Theo tờ Wall Street Journal, châu Âu khó có thể thoát khỏi tình trạng hiệnnay do còn phải đối mặt với quá nhiều trở ngại: các biện pháp thắt lưngbuộc bụng vẫn được duy trì, tín dụng hạn chế, thất nghiệp gia tăng, thu nhập củacác gia đình thấp và đầu tư chưa mạnh.
Với Nhật Bản, mục tiêu của ngân hàng nước này tăng gấp đôi cơ sở tiềntệ dường như đã có tác dụng kích thích nền kinh tế, với tăng trưởng trong quý 2vừa qua đạt 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn dưới mức dự đoán là 3,6%./.