Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Thị trường chứng khoán vừa trải qua một tuần giao dịch đầy “sóng gió”. Ngay trong phiên đầu tuần, chỉ số VN-Index đã lao dốc mạnh về sát mốc 570 điểm. Mặc dù có sự hồi phục nhẹ trong hai phiên kế tiếp tại vùng 580 điểm, tuy nhiên tại hai phiên cuối tuần thị trường đã quay lại trạng thái điều chỉnh do các diễn biến bất lợi từ tình hình kinh tế vĩ mô.
Cùng chịu chung sự ảnh hưởng từ thế giới, giá dầu giảm và áp lực tỷ giá tăng là các nguyên nhân chính tác động đến tâm lý nhà đầu tư. Cụ thể chốt tuần, VN-Index giảm 5,56%, xuống 556,3 điểm và HNX-Index giảm 4,06%, xuống 77,6 điểm so với phiên giao dịch cuối tuần trước.
Diễn biến chính trong tuần, nhóm cổ phiếu dầu khí trở thành tác nhân chính ảnh hưởng đền đà giảm điểm của VN-Index, các mã chủ chốt trong nhóm giảm sâu kết hợp với thanh khoản tăng đột biến so với tuần trước, như GAS, PVD, PXS lần lượt giảm 18,29%, 15,99% và 14,04%.
Bên cạnh đó, nhóm ngành ngân hàng có tuần giao dịch không mấy khả quan khi các mã trong nhóm cũng giảm khá mạnh. Theo đó, các mã CTG và EIB là 2 mã suy giảm mạnh nhất với mức tương ứng 9,18% và 14,07%. Ngoài ra, các mã VCB, BID, MBB cũng giảm lần lượt 2,08%, 5,36% và 4%.
Cuốn vào xu hướng chung, nhóm cổ phiếu đầu cơ tiếp tục điều chỉnh sâu, các mã FLC, HAI lần lượt giảm 8,11% và 11,59%. Đáng chú ý, cổ phiếu FIT đã chào sàn không mấy thành công với các phiên giảm sàn liên tiếp, hiện đứng ở mức giá 10.500 đồng/cổ phiếu.
Về các mã có khối lượng giao dịch nhiều nhất, trên sàn HoSE mã cổ phiếu FLC duy trì vị trí dẫn đầu và đạt 39 triệu đơn vị. Kế tiếp là cổ phiếu CII với 35,9 triệu đơn vị. Các mã KBC, SSI, MBB lần lượt giữ các vị trí kế tiếp trong top 5.
Tại sàn HNX, mã SHB đã vẫn giữ ngôi vị quán quân từ tuần trước, với khối lượng giao dịch đạt gần 29 triệu đơn vị. Cổ phiếu KLF dừng ở vị trí thứ hai, khối lượng chuyển nhượng gần 17,5 triệu đơn vị, các mã SCR, VND, PVX là những mã đứng ở các vị trí liền sau.
Tuần qua, khối ngoại đã chuyển sang trạng thái bán ròng mạnh trên cả hai sàn HoSE và HNX, giá trị tương ứng 557,9 tỷ đồng và 137,3 tỷ đồng.
Trên sàn HoSE, họ mua ròng mạnh nhất là mã DMC với khối lượng 1,2 triệu đơn vị, đứng thứ hai là mã HHS đạt 1 triệu đơn vị, các vị trí kế tiếp là các mã HQC, ITC, PET.
Tuy nhiên nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh rất mạnh, dẫn đầu là mã KBC với khối lượng 10,5 triệu đơn vị. Kế đến là mã STB, khối lượng bán ròng 5,1 triệu đơn vị.
Tại sàn HNX, mã mã CEO là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với 260.900 đơn vị. Các mã đứng ở những vị trí tiếp theo là NDN, PVC, VE9, CMS.
Chiều ngược lại, cổ phiếu PVS lại bị các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng nhiều nhất gần 3,5 triệu đơn vị, tiếp đến là SHB, KLS, VND, SHS.
Có thể nói, thị trường chứng khoán vừa trải qua một tuần dày đặc các thông tin “xấu” và tác động rất mạnh đến tâm lý nhà đầu tư khiến hoạt động bán tháo với cường độ lớn diễn ra trong hầu hết các phiên giao dịch. VN-Index rơi vào chu kỳ giảm tới hơn 80 điểm khiến nhiều nhà đầu tư buộc phải tiến hành bán giải chấp, đây cũng là yếu tố quan trọng khiến áp lực bán diễn ra mạnh trong tuần.
Trước ảnh hưởng từ chính sách tiền tệ của Trung Quốc, vấn đề tỷ giá vẫn là mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, nhóm các cổ phiếu dầu khí điều chỉnh mạnh do giá dầu giảm góp phần tạo tác động tiêu cực “kép” lên thị trường.
Giới phân tích, khối ngoại bán ròng rất mạnh cũng là nhân tố quan trọng khiến khối nhà đầu tư nội đẩy mạnh bán tháo. Lượng bán ròng trong tuần trên cả hai sàn của khối ngoại đạt gần 700 tỷ đồng, được ghi nhận là mức mạnh nhất trong vòng hơn hai tháng trở lại đây.
Quan sát diễn biến chung thấy, dòng vốn bắt đáy cũng đã xuất hiện và bắt đầu được kích hoạt. Tại phiên cuối tuần, chỉ số VN-Index được duy trì trên mốc hỗ trợ 550 điểm đi kèm với đó là thanh khoản tăng mạnh trở lại.
Các chuyên gia đáng giá chung, đây là những những dấu hiệu ban đầu cho những phiên phục hồi kỹ thuật của thị trường. Tuy vậy họ cũng lên tiếng cảnh báo, trong bối cảnh thị trường thiếu vắng các thông tin hỗ trợ tích cực, trạng thái phân hóa sẽ diễn ra. Do vậy, nhà đầu tư chỉ nên tiến hành giải ngân thăm dò tại các mã tốt, chờ có thông tin hỗ trợ tích cực và khi đó dòng tiền mới được thu hút trở lại.
Số liệu thống kê do Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (SHS) cung