Ngày 26/2, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Trưởng Ban chỉ đạo giải quyết việc đưa công dân Việt Nam tại Trung Đông và Bắc Phi về nước, đã chủ trì cuộc họp bàn việc bảo đảm an toàn, kịp thời di chuyển lao động Việt Nam ra khỏi Libya.
Các thành viên Ban chỉ đạo đều nhất trí việc lập một Trung tâm điều hành tại Tunisia do một Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phụ trách; cử 5 tổ công tác liên ngành đến các nước Hy Lạp, Malta, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Tunisia để bổ sung nhân lực cho các cơ quan đại diện của Việt Nam, trợ giúp các Đại sứ quán nắm tình hình, hỗ trợ người lao động Việt Nam di chuyển an toàn.
Dự kiến, tổ công tác đi Thổ Nhĩ Kỳ sẽ lên đường vào tối nay, 26/2 và đêm 28/2 sẽ có một chuyến chuyên cơ tiếp tế 10 tấn lương thực, thực phẩm và một số nhu yếu phẩm cần thiết cho lao động Việt Nam tại Libya đồng thời đón thêm 300 lao động về nước.
Các thành viên Ban chỉ đạo cũng đặc biệt quan tâm việc tiếp tục tìm và thực hiện các biện pháp di chuyển số lao động Việt Nam đang trú tại những địa điểm nguy hiểm ở Libya sang nước lân cận an toàn.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã báo cáo về cập nhật tình hình lao động Việt Nam tại Libya. Theo đó, đến nay các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị chức năng đã và đang phối hợp cùng các đối tác làm thủ tục sơ tán gần 5.000 lao động Việt Nam sang các nước láng giềng của Libya như Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Malta, Hy Lạp, Tunisia…
Theo thống kê sơ bộ, ở Thổ Nhĩ Kỳ hiện có khoảng hơn 1.000 lao động Việt Nam; ở Ai Cập có khoảng 750 người… Bộ sẽ liên tục cập nhật tình hình để kịp thời báo cáo Chính phủ và Ban chỉ đạo. Trong mấy ngày qua, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan đại diện của Việt Nam tại các nước, tổ chức đón và làm thủ tục cho người lao động về nước an toàn. Chuyến bay đầu tiên đưa 179 lao động Việt Nam về nước đã hạ cánh vào lúc 4 giờ sáng nay, 26/2.
Dự kiến, 11 giờ ngày 26/2, chuyến bay chở 450 lao động Việt Nam từ Hy Lạp sẽ cất cánh. Tại Ai Cập, đã có 337 lao động Việt Nam mua được vé máy bay về nước. 400 lao động Việt Nam làm việc cho Công ty Huyndai cũng đang làm thủ tục, có khả năng sẽ sớm được cấp vé để bay về nước…
Đại diện lãnh đạo Bộ Ngoại giao cho biết các Đại sứ quán, cơ quan đại diện của Việt Nam ở Libya và các nước lân cận đã và đang tập trung nỗ lực giải quyết vấn đề người lao động Việt Nam, thường xuyên thông báo tình hình về Bộ. Có một thực tế là rất nhiều lao động Việt Nam ở Libya mất giấy tờ tùy thân, Bộ đã chỉ đạo Đại sứ quán cấp giấy thông hành thay thế, tạo điều kiện cho người lao động có đủ giấy tờ về nước.
Một số nước lân cận cũng sẵn sàng tạo điều kiện cho lao động Việt Nam quá cảnh. Tuy nhiên, việc di chuyển lao động Việt Nam tại Libya sang các nước lân cận còn không ít trở ngại do mọi hoạt động tại Libya hầu như tê liệt, thiếu thốn lương thưc, thực phẩm, thông tin liên lạc khó khăn.
Kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm yêu cầu Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cập nhật thông tin kịp thời, chính xác về tình hình, số lượng lao động Việt Nam ở Libya và các quốc gia lân cận để có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả. Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm làm việc với các bộ, ngành hữu quan, tổ chức 5 tổ công tác liên ngành, chỉ đạo các Đại sứ quán tiếp tục làm việc với chính quyền các nước sở tại cũng như các đối tác để đón tiếp, làm các thủ tục cần thiết cho người lao động Việt Nam.
Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm lưu ý các bộ, ngành cần cân nhắc thêm các điều kiện để có thể có thêm chuyến bay đón lao động Việt Nam về nước. 5 tổ công tác liên ngành cần xúc tiến nhanh các thủ tục và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sang trợ giúp kịp thời Đại sứ quán các nước lân cận Libya theo kế hoạch.
Dự họp có Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân và đại diện lãnh đạo các Bộ Ngoại giao, Công an, Quốc phòng, Tổng Công ty Hàng không (Vietnam Airlines).../.
Các thành viên Ban chỉ đạo đều nhất trí việc lập một Trung tâm điều hành tại Tunisia do một Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phụ trách; cử 5 tổ công tác liên ngành đến các nước Hy Lạp, Malta, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Tunisia để bổ sung nhân lực cho các cơ quan đại diện của Việt Nam, trợ giúp các Đại sứ quán nắm tình hình, hỗ trợ người lao động Việt Nam di chuyển an toàn.
Dự kiến, tổ công tác đi Thổ Nhĩ Kỳ sẽ lên đường vào tối nay, 26/2 và đêm 28/2 sẽ có một chuyến chuyên cơ tiếp tế 10 tấn lương thực, thực phẩm và một số nhu yếu phẩm cần thiết cho lao động Việt Nam tại Libya đồng thời đón thêm 300 lao động về nước.
Các thành viên Ban chỉ đạo cũng đặc biệt quan tâm việc tiếp tục tìm và thực hiện các biện pháp di chuyển số lao động Việt Nam đang trú tại những địa điểm nguy hiểm ở Libya sang nước lân cận an toàn.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã báo cáo về cập nhật tình hình lao động Việt Nam tại Libya. Theo đó, đến nay các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị chức năng đã và đang phối hợp cùng các đối tác làm thủ tục sơ tán gần 5.000 lao động Việt Nam sang các nước láng giềng của Libya như Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Malta, Hy Lạp, Tunisia…
Theo thống kê sơ bộ, ở Thổ Nhĩ Kỳ hiện có khoảng hơn 1.000 lao động Việt Nam; ở Ai Cập có khoảng 750 người… Bộ sẽ liên tục cập nhật tình hình để kịp thời báo cáo Chính phủ và Ban chỉ đạo. Trong mấy ngày qua, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan đại diện của Việt Nam tại các nước, tổ chức đón và làm thủ tục cho người lao động về nước an toàn. Chuyến bay đầu tiên đưa 179 lao động Việt Nam về nước đã hạ cánh vào lúc 4 giờ sáng nay, 26/2.
Dự kiến, 11 giờ ngày 26/2, chuyến bay chở 450 lao động Việt Nam từ Hy Lạp sẽ cất cánh. Tại Ai Cập, đã có 337 lao động Việt Nam mua được vé máy bay về nước. 400 lao động Việt Nam làm việc cho Công ty Huyndai cũng đang làm thủ tục, có khả năng sẽ sớm được cấp vé để bay về nước…
Đại diện lãnh đạo Bộ Ngoại giao cho biết các Đại sứ quán, cơ quan đại diện của Việt Nam ở Libya và các nước lân cận đã và đang tập trung nỗ lực giải quyết vấn đề người lao động Việt Nam, thường xuyên thông báo tình hình về Bộ. Có một thực tế là rất nhiều lao động Việt Nam ở Libya mất giấy tờ tùy thân, Bộ đã chỉ đạo Đại sứ quán cấp giấy thông hành thay thế, tạo điều kiện cho người lao động có đủ giấy tờ về nước.
Một số nước lân cận cũng sẵn sàng tạo điều kiện cho lao động Việt Nam quá cảnh. Tuy nhiên, việc di chuyển lao động Việt Nam tại Libya sang các nước lân cận còn không ít trở ngại do mọi hoạt động tại Libya hầu như tê liệt, thiếu thốn lương thưc, thực phẩm, thông tin liên lạc khó khăn.
Kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm yêu cầu Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cập nhật thông tin kịp thời, chính xác về tình hình, số lượng lao động Việt Nam ở Libya và các quốc gia lân cận để có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả. Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm làm việc với các bộ, ngành hữu quan, tổ chức 5 tổ công tác liên ngành, chỉ đạo các Đại sứ quán tiếp tục làm việc với chính quyền các nước sở tại cũng như các đối tác để đón tiếp, làm các thủ tục cần thiết cho người lao động Việt Nam.
Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm lưu ý các bộ, ngành cần cân nhắc thêm các điều kiện để có thể có thêm chuyến bay đón lao động Việt Nam về nước. 5 tổ công tác liên ngành cần xúc tiến nhanh các thủ tục và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sang trợ giúp kịp thời Đại sứ quán các nước lân cận Libya theo kế hoạch.
Dự họp có Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân và đại diện lãnh đạo các Bộ Ngoại giao, Công an, Quốc phòng, Tổng Công ty Hàng không (Vietnam Airlines).../.
Phúc Hằng (TTXVN/Vietnam+)