Tỉnh Nam Định quyết định dành hơn 14 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo cụm di tích lịch sử văn hóa độc đáo chùa Lương-cầu Ngói-đền Tứ tổ tại xã Hải Anh, huyện Hải Hậu.
Việc tu bổ, tôn tạo cụm di tích này được thực hiện từ nay đến hết năm 2010.
Chùa Lương-cầu Ngói-đền Tứ tổ được xây dựng gắn liền với công cuộc khai hoang, lấn biển vào thế kỷ XV-XVI của bốn ông tổ khai sáng mảnh đất Quần Anh xưa (huyện Hải Hậu ngày nay) gồm Trần Vu, Vũ Chi, Hoàng Gia và Phạm Cập.
Trong đó chùa Lương, cầu Ngói là hai di tích cổ xưa, đặc biệt nhất trên mảnh đất này.
Chùa Lương được xây dựng vào đời vua Lê Tương Dực (1504-1515) đã qua nhiều lần trùng tu, mở rộng nay có tổng số 100 gian nên còn được gọi là chùa Trăm Gian.
Cầu Ngói cách chùa Lương khoảng 100m, cũng được xây dựng cùng thời gian với chùa Lương theo kiểu "thượng gia, hạ kiều" (trên là nhà, dưới là cầu). Cầu dựng trên 18 cột đá vuông, xếp thành 6 hàng cột để gánh 6 vì, đỡ 9 gian nhà trên cầu.
Trải qua nhiều lần tôn tạo, mở rộng nên các di tích trên lưu giữ phong cách kiến trúc của nhiều thời đại và có giá trị về nhiều mặt, nhưng một số hạng mục cũng đã có dấu hiệu xuống cấp.
Cụm di tích này được tu bổ góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm, niềm tự hào của nhân dân địa phương trong việc gìn giữ, bảo vệ các di sản văn hóa của cha ông./.
Việc tu bổ, tôn tạo cụm di tích này được thực hiện từ nay đến hết năm 2010.
Chùa Lương-cầu Ngói-đền Tứ tổ được xây dựng gắn liền với công cuộc khai hoang, lấn biển vào thế kỷ XV-XVI của bốn ông tổ khai sáng mảnh đất Quần Anh xưa (huyện Hải Hậu ngày nay) gồm Trần Vu, Vũ Chi, Hoàng Gia và Phạm Cập.
Trong đó chùa Lương, cầu Ngói là hai di tích cổ xưa, đặc biệt nhất trên mảnh đất này.
Chùa Lương được xây dựng vào đời vua Lê Tương Dực (1504-1515) đã qua nhiều lần trùng tu, mở rộng nay có tổng số 100 gian nên còn được gọi là chùa Trăm Gian.
Cầu Ngói cách chùa Lương khoảng 100m, cũng được xây dựng cùng thời gian với chùa Lương theo kiểu "thượng gia, hạ kiều" (trên là nhà, dưới là cầu). Cầu dựng trên 18 cột đá vuông, xếp thành 6 hàng cột để gánh 6 vì, đỡ 9 gian nhà trên cầu.
Trải qua nhiều lần tôn tạo, mở rộng nên các di tích trên lưu giữ phong cách kiến trúc của nhiều thời đại và có giá trị về nhiều mặt, nhưng một số hạng mục cũng đã có dấu hiệu xuống cấp.
Cụm di tích này được tu bổ góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm, niềm tự hào của nhân dân địa phương trong việc gìn giữ, bảo vệ các di sản văn hóa của cha ông./.
Phạm Văn Tiếp (Vietnam+)