Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Goethe (Đức) công bố ngày 4/8 trên tạp chí Nature, Nam Cực từng là nơi có nhiệt độ ấm áp và được bao phủ bởi rừng cọ xanh.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu các tầng địa chất tại Nam Cực và phát hiện nhiều bằng chứng xác thực cho thấy trong Thế Eocene (Thế Thủy Tân) sớm, cách đây cách đây 53 triệu năm, nhiệt độ mùa đông ở khu vực lạnh giá này ở mức 10 độ C và vào mùa hè tăng đến 25 độ C.
Rõ ràng, trong giai đoạn này Nam Cực có nền nhiệt độ khá cao. Tương ứng với mức nhiệt này, các nhà khoa học cũng đã phát hiện các vết tích cho thấy một rừng cọ xanh tốt đã từng sinh trưởng và phát triển tại đây.
Hóa thạch phấn hoa và bào tử của các sinh vật đơn bào đã giúp tạo lập hình dung về môi trường khí hậu ở Nam Cực cách đây 53 triệu năm và khám phá ra một cánh rừng “gần giống rừng nhiệt đới” tại lục địa băng khoảng 34-53 triệu năm trước.
Phát hiện mới đã làm giới khoa học ngạc nhiên vì sự khác biệt quá lớn giữa điều kiện khí hậu hiện tại và quá khứ ở khu vực này, cũng như mức độ ảnh hưởng lan rộng của tình trạng ấm lên toàn cầu trong giai đoạn khí quyển chứa đầy CO2.
Cách đây 52 triệu năm, vào đầu thế Eocen, mật độ CO2 trong không khí cao hơn gấp đôi lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính hiện nay./.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu các tầng địa chất tại Nam Cực và phát hiện nhiều bằng chứng xác thực cho thấy trong Thế Eocene (Thế Thủy Tân) sớm, cách đây cách đây 53 triệu năm, nhiệt độ mùa đông ở khu vực lạnh giá này ở mức 10 độ C và vào mùa hè tăng đến 25 độ C.
Rõ ràng, trong giai đoạn này Nam Cực có nền nhiệt độ khá cao. Tương ứng với mức nhiệt này, các nhà khoa học cũng đã phát hiện các vết tích cho thấy một rừng cọ xanh tốt đã từng sinh trưởng và phát triển tại đây.
Hóa thạch phấn hoa và bào tử của các sinh vật đơn bào đã giúp tạo lập hình dung về môi trường khí hậu ở Nam Cực cách đây 53 triệu năm và khám phá ra một cánh rừng “gần giống rừng nhiệt đới” tại lục địa băng khoảng 34-53 triệu năm trước.
Phát hiện mới đã làm giới khoa học ngạc nhiên vì sự khác biệt quá lớn giữa điều kiện khí hậu hiện tại và quá khứ ở khu vực này, cũng như mức độ ảnh hưởng lan rộng của tình trạng ấm lên toàn cầu trong giai đoạn khí quyển chứa đầy CO2.
Cách đây 52 triệu năm, vào đầu thế Eocen, mật độ CO2 trong không khí cao hơn gấp đôi lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính hiện nay./.
Thạch Thảo (Vietnam+)