Tính đến ngày 15/6, nông dân các tỉnh Phía Nam đã xuống giống được trên 1,3 triệu ha lúa vụ Hè Thu 2010; trong đó, riêng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trên 1,2 triệu ha. Trà lúa chủ yếu đang ở giai đoạn làm đòng, trổ và chín tới.
Ngày 15/6, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật Phía Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Hồ Văn Chiến đánh giá, lúa Hè Thu các tỉnh, thành phố phía Nam hiện đã vượt qua thời tiết khắc nghiệt, đang phát triển tốt, diện tích nhiễm rầy giảm mạnh và chưa xuất hiện bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Đây là tín hiệu vui hứa hẹn nông dân giành thêm một vụ mùa mới bội thu.
Theo ghi nhận, diện tích lúa nhiễm rầy nâu trong tuần vừa qua không đáng kể, chỉ gần 11.000ha, tuy có tăng hơn tuần trước đó khoảng 2.200ha nhưng với mật số thấp. Phổ biến mật số rầy từ 1.000-2.000 con/m2. Diện tích nhiễm rầy tập trung nhiều nhất ở tỉnh Long An, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long... đã được bà con phòng trị kịp thời.
Kết quả trên cho thấy hiệu quả của các biện pháp tổng hợp quản lý rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, đặc biệt là khuyến cáo nông dân tuân thủ lịch thời vụ xuống giống tập trung, đồng loạt và né rầy gây hại.
Ngoài ra, việc chuẩn bị điều kiện sản xuất đầy đủ, kiện toàn mạng lưới kênh mương thủy lợi nội đồng đảm bảo tưới tiêu trong tình hình khô hạn khắc nghiệt, kéo dài và biến đổi khí hậu phức tạp cũng đã giúp trà lúa phát triển tốt, hạn chế được sâu bệnh tấn công.
Đặc biệt, Trung tâm Bảo vệ thực vật Phía Nam đang yêu cầu nông dân các địa phương tiếp tục theo dõi mật độ rầy nâu ngoài đồng, rầy vào bẫy đèn để có dự tính và dự báo rầy di trú sát tình hình.
Bên cạnh đó, do mật độ rầy nâu ngoài đồng từ đầu vụ đến nay luôn ở mức thấp nên Trung tâm khuyến cáo bà con tăng cường áp dụng đồng bộ các kỹ thuật thâm canh, sử dụng biện pháp canh tác sinh học, dùng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng, IPM... nhằm tạo hệ sinh thái bền vững và ngăn ngừa rầy nâu bùng phát lúc cuối vụ thu hoạch./.
Ngày 15/6, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật Phía Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Hồ Văn Chiến đánh giá, lúa Hè Thu các tỉnh, thành phố phía Nam hiện đã vượt qua thời tiết khắc nghiệt, đang phát triển tốt, diện tích nhiễm rầy giảm mạnh và chưa xuất hiện bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Đây là tín hiệu vui hứa hẹn nông dân giành thêm một vụ mùa mới bội thu.
Theo ghi nhận, diện tích lúa nhiễm rầy nâu trong tuần vừa qua không đáng kể, chỉ gần 11.000ha, tuy có tăng hơn tuần trước đó khoảng 2.200ha nhưng với mật số thấp. Phổ biến mật số rầy từ 1.000-2.000 con/m2. Diện tích nhiễm rầy tập trung nhiều nhất ở tỉnh Long An, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long... đã được bà con phòng trị kịp thời.
Kết quả trên cho thấy hiệu quả của các biện pháp tổng hợp quản lý rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, đặc biệt là khuyến cáo nông dân tuân thủ lịch thời vụ xuống giống tập trung, đồng loạt và né rầy gây hại.
Ngoài ra, việc chuẩn bị điều kiện sản xuất đầy đủ, kiện toàn mạng lưới kênh mương thủy lợi nội đồng đảm bảo tưới tiêu trong tình hình khô hạn khắc nghiệt, kéo dài và biến đổi khí hậu phức tạp cũng đã giúp trà lúa phát triển tốt, hạn chế được sâu bệnh tấn công.
Đặc biệt, Trung tâm Bảo vệ thực vật Phía Nam đang yêu cầu nông dân các địa phương tiếp tục theo dõi mật độ rầy nâu ngoài đồng, rầy vào bẫy đèn để có dự tính và dự báo rầy di trú sát tình hình.
Bên cạnh đó, do mật độ rầy nâu ngoài đồng từ đầu vụ đến nay luôn ở mức thấp nên Trung tâm khuyến cáo bà con tăng cường áp dụng đồng bộ các kỹ thuật thâm canh, sử dụng biện pháp canh tác sinh học, dùng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng, IPM... nhằm tạo hệ sinh thái bền vững và ngăn ngừa rầy nâu bùng phát lúc cuối vụ thu hoạch./.
Minh Trí (TTXVN/Vietnam+)