Ngày 19/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã triển khai kế hoạch sản xuất vụ lúa hè thu khu vực Nam bộ năm 2013 với mục tiêu phấn đấu đạt sản lượng hơn 10 triệu tấn, tăng 323.000 tấn so vụ hè thu 2012; trong đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 9,3 triệu tấn.
Để hoàn thành tốt chỉ tiêu trên, vùng Đông Nam bộ có kế hoạch xuống giống 148.091 ha, Đồng bằng sông Cửu Long gieo sạ 1,7 triệu ha. Vùng Đông Nam bộ phấn đấu đạt năng suất 5,05 tấn/ha, Đồng bằng sông Cửu Long đạt 5,54 tấn/ha.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo các tỉnh khuyến cáo nông dân hạn chế sử dụng các giống lúa chất lượng trung bình và thấp vì sẽ khó tiêu thụ, đồng thời tăng cường canh tác giống lúa chất lượng cao, lúa thơm để khai thác các thị trường xuất khẩu với giá cao.
Các tỉnh khuyến cáo nông dân tăng sử dụng giống xác nhận, áp dụng biện pháp sạ hàng, sạ thưa để không lãng phí lúa giống gieo sạ; áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật để giảm giá thành, thu hoạch bằng cơ giới, sấy sau thu hoạch nhằm giảm thất thoát và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Các giống lúa chủ lực được khuyến cáo gồm: OM 4218, OM 2517, Jasmine 85, OM 4900, OM 6976, OM 6162, OM 5451, OM 7347, OM 2395, ML 48, VNĐ 95-20, IR 50404 cùng 12 giống lúa chịu phèn, mặn từ trung bình đến khá như AS 996, MTL 480, OM 5629, OM 6377 và hàng chục giống bổ sung, triển vọng khác có ưu điểm kháng sâu bệnh, năng suất cao, phẩm chất gạo ngon, đạt chuẩn xuất khẩu.
Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Nam bộ, vụ lúa hè thu năm nay sẽ rất khó khăn. Đến đầu tháng 3/2013, đã có hàng ngàn ha lúa xuân hè (hè thu sớm) tại Đồng bằng sông Cửu Long bị khô hạn hoặc nhiễm mặn do nước thượng nguồn sông Mekong đổ về quá ít, mực nước sông rạch xuống thấp. Đồng thời, sâu rầy cũng gây hại hàng chục ngàn ha lúa xuân hè.
Dự báo từ tháng 3 đến tháng 7, có 5 đợt rầy nâu di trú, đặc biệt thời điểm trung tuần tháng 7, rầy cám sẽ nở rộ rất cao cùng với bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, bệnh lem lép hạt, đốm vằn, bọ trĩ, chuột, ốc bươu vàng xuất hiện gây hại lúa hè thu, nhiều nhất là trong tháng 4 và 6. Vì vậy, các tỉnh Nam bộ, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long cần theo dõi, quản lý chặt lịch xuống giống và lịch né rầy, bảo đảm gieo sạ tập trung đồng loạt, né rầy, né mặn, giãn vụ, cày ải phơi đất ít nhất 15 ngày để cách ly nguồn bệnh từ vụ lúa đông xuân sang lúa hè thu đồng thời tránh bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá tái phát ngay giai đoạn đầu vụ.
Các địa phương vận động nông dân vệ sinh đồng ruộng, áp dụng kỹ thuật canh tác lúa “3 giảm 3 tăng,” “1 phải 5 giảm,” quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng.”
Các tỉnh rà soát lại hệ thống thủy lợi nội đồng, nhanh chóng tu sửa những nơi xuống cấp nhằm đảm bảo chủ động nước tưới, tiêu phục vụ sản xuất. Các tỉnh ven biển đóng cống ngăn mặn, trữ nước ngọt kịp thời; đắp đập thời vụ trữ nước, ngăn mặn; nạo vét một số trục kênh chính, củng cố bờ bao ngăn mặn để tăng khả năng trữ nước ngọt, giảm rò rỉ nước; vận hành các công trình bảo đảm tiêu thoát mặn, ngăn mặn và đưa nước ngọt về, nhất là vùng bán đảo Cà Mau và các hệ thống ngọt hóa ven biển.
Các tỉnh củng cố hoạt động của ban chỉ đạo phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá các cấp, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đồng ruộng, tích cực thăm đồng, phát hiện rầy nâu và hướng dẫn nông dân phòng trị kịp thời, không để lây lan trên diện rộng nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra./.
Để hoàn thành tốt chỉ tiêu trên, vùng Đông Nam bộ có kế hoạch xuống giống 148.091 ha, Đồng bằng sông Cửu Long gieo sạ 1,7 triệu ha. Vùng Đông Nam bộ phấn đấu đạt năng suất 5,05 tấn/ha, Đồng bằng sông Cửu Long đạt 5,54 tấn/ha.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo các tỉnh khuyến cáo nông dân hạn chế sử dụng các giống lúa chất lượng trung bình và thấp vì sẽ khó tiêu thụ, đồng thời tăng cường canh tác giống lúa chất lượng cao, lúa thơm để khai thác các thị trường xuất khẩu với giá cao.
Các tỉnh khuyến cáo nông dân tăng sử dụng giống xác nhận, áp dụng biện pháp sạ hàng, sạ thưa để không lãng phí lúa giống gieo sạ; áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật để giảm giá thành, thu hoạch bằng cơ giới, sấy sau thu hoạch nhằm giảm thất thoát và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Các giống lúa chủ lực được khuyến cáo gồm: OM 4218, OM 2517, Jasmine 85, OM 4900, OM 6976, OM 6162, OM 5451, OM 7347, OM 2395, ML 48, VNĐ 95-20, IR 50404 cùng 12 giống lúa chịu phèn, mặn từ trung bình đến khá như AS 996, MTL 480, OM 5629, OM 6377 và hàng chục giống bổ sung, triển vọng khác có ưu điểm kháng sâu bệnh, năng suất cao, phẩm chất gạo ngon, đạt chuẩn xuất khẩu.
Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Nam bộ, vụ lúa hè thu năm nay sẽ rất khó khăn. Đến đầu tháng 3/2013, đã có hàng ngàn ha lúa xuân hè (hè thu sớm) tại Đồng bằng sông Cửu Long bị khô hạn hoặc nhiễm mặn do nước thượng nguồn sông Mekong đổ về quá ít, mực nước sông rạch xuống thấp. Đồng thời, sâu rầy cũng gây hại hàng chục ngàn ha lúa xuân hè.
Dự báo từ tháng 3 đến tháng 7, có 5 đợt rầy nâu di trú, đặc biệt thời điểm trung tuần tháng 7, rầy cám sẽ nở rộ rất cao cùng với bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, bệnh lem lép hạt, đốm vằn, bọ trĩ, chuột, ốc bươu vàng xuất hiện gây hại lúa hè thu, nhiều nhất là trong tháng 4 và 6. Vì vậy, các tỉnh Nam bộ, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long cần theo dõi, quản lý chặt lịch xuống giống và lịch né rầy, bảo đảm gieo sạ tập trung đồng loạt, né rầy, né mặn, giãn vụ, cày ải phơi đất ít nhất 15 ngày để cách ly nguồn bệnh từ vụ lúa đông xuân sang lúa hè thu đồng thời tránh bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá tái phát ngay giai đoạn đầu vụ.
Các địa phương vận động nông dân vệ sinh đồng ruộng, áp dụng kỹ thuật canh tác lúa “3 giảm 3 tăng,” “1 phải 5 giảm,” quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng.”
Các tỉnh rà soát lại hệ thống thủy lợi nội đồng, nhanh chóng tu sửa những nơi xuống cấp nhằm đảm bảo chủ động nước tưới, tiêu phục vụ sản xuất. Các tỉnh ven biển đóng cống ngăn mặn, trữ nước ngọt kịp thời; đắp đập thời vụ trữ nước, ngăn mặn; nạo vét một số trục kênh chính, củng cố bờ bao ngăn mặn để tăng khả năng trữ nước ngọt, giảm rò rỉ nước; vận hành các công trình bảo đảm tiêu thoát mặn, ngăn mặn và đưa nước ngọt về, nhất là vùng bán đảo Cà Mau và các hệ thống ngọt hóa ven biển.
Các tỉnh củng cố hoạt động của ban chỉ đạo phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá các cấp, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đồng ruộng, tích cực thăm đồng, phát hiện rầy nâu và hướng dẫn nông dân phòng trị kịp thời, không để lây lan trên diện rộng nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra./.
Thế Đạt (TTXVN)