Hà Nội đang trải qua đợt nắng nóng kỷ lục trong 46 năm qua
Từ ngày 31/5 đến 5/6/2017, do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây phát triển và mở rộng về phía Đông Nam, nắng nóng với cường độ nhẹ bao phủ khu Tây Bắc, Bắc Bộ, một số địa phương vùng núi phía Đông Bắc Bộ.
Các trạm khí tượng miền Bắc quan trắc được nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 38-40 độ C, nhiều nơi cao trên 40 độ C, đặc biệt tại Hà Nội, mức nhiệt đạt mức 41,5-42 độ C.
Đây chỉ là mức nhiệt trong lều khí tượng, còn nhiệt độ thực tế ngoài trời tại Thủ đô luôn dao động từ 45-50 độ C. Nhiều người đã làm được thí nghiệm rán trứng trên đường.
[Hà Nội đang trải qua đợt nắng nóng kỷ lục trong 46 năm qua]
Các trạm khí tượng miền Bắc quan trắc được nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 38-40 độ C, nhiều nơi cao trên 40 độ C, đặc biệt tại Hà Nội, mức nhiệt đạt mức 41,5-42 độ C.
Đây chỉ là mức nhiệt trong lều khí tượng, còn nhiệt độ thực tế ngoài trời tại Thủ đô luôn dao động từ 45-50 độ C. Nhiều người đã làm được thí nghiệm rán trứng trên đường.
[Hà Nội đang trải qua đợt nắng nóng kỷ lục trong 46 năm qua]
(Nguồn: TTXVN)
Lần đầu tiên cơn bão thứ 16 đổ bộ vào Biển Đông
Theo dữ liệu Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thông thường, trên biển Đông chỉ có khoảng 10 - 11 cơn bão hoạt động mỗi năm.
Nhưng trong năm 2017, tính đến nay đã có 16 cơn bão và 4 áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên Biển Đông. Số lượng cơn bão nhiều nhất chưa từng ghi nhận trong lịch sử.
Trước đó, kỷ lục số trận bão trong một năm được ghi nhận là năm 2013 với 14 cơn bão và 4 áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông./.
[Bão số 16 đã áp sát bờ biển Việt Nam và tiếp tục mạnh lên]
Nhưng trong năm 2017, tính đến nay đã có 16 cơn bão và 4 áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên Biển Đông. Số lượng cơn bão nhiều nhất chưa từng ghi nhận trong lịch sử.
Trước đó, kỷ lục số trận bão trong một năm được ghi nhận là năm 2013 với 14 cơn bão và 4 áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông./.
[Bão số 16 đã áp sát bờ biển Việt Nam và tiếp tục mạnh lên]
Ảnh mây vệ tinh cơn bão số 16. (Nguồn: nchmf.gov.vn)
Những cơn bão đổ bộ vào đất liền Việt Nam
Bão số 2 là cơn bão đầu tiên ảnh hưởng đến đất liền nước ta trong năm 2017. Bão đổ bộ đất liền các tỉnh Nghệ An-Hà Tĩnh vào sáng 17/7 với sức gió cấp 9-10.
Bão số 2 đổ bộ vào đất liền đã làm ít nhất 8 người chết, 8 người bị thương; hư hỏng hơn 4.000 ngôi nhà, nhiều tàu cá của ngư dân; gần 50.000 ha lúa, hoa màu bị ngập trong nước; gãy đổ nhiều cây xanh, cột điện…
Tiếp đó, sáng 15/9, bão số 10 đổ bộ các tỉnh miền Trung với sức gió mạnh cấp 12, giật cấp 15. Sau đó, di chuyển xuống các tỉnh Nam Trung Bộ.
Sáng 4/11, bão số 12 đổ bộ các tỉnh từ Phú Yên đến Khánh Hòa với sức gió cấp 12, giật cấp 14. Bão đã làm chết ít nhất 106 người; 25 người mất tích.
Ngoài ra, bão số 12 cũng làm hơn 120.000 ngôi nhà sập đổ, tốc mái, hư hỏng; gần 10.000ha lúa ngập, 15.203ha rau màu thiệt hại../.
[Bão số 12 tiếp tục mạnh lên, mưa lớn từ Quảng Trị đến Bình Thuận]
Bão số 2 đổ bộ vào đất liền đã làm ít nhất 8 người chết, 8 người bị thương; hư hỏng hơn 4.000 ngôi nhà, nhiều tàu cá của ngư dân; gần 50.000 ha lúa, hoa màu bị ngập trong nước; gãy đổ nhiều cây xanh, cột điện…
Tiếp đó, sáng 15/9, bão số 10 đổ bộ các tỉnh miền Trung với sức gió mạnh cấp 12, giật cấp 15. Sau đó, di chuyển xuống các tỉnh Nam Trung Bộ.
Sáng 4/11, bão số 12 đổ bộ các tỉnh từ Phú Yên đến Khánh Hòa với sức gió cấp 12, giật cấp 14. Bão đã làm chết ít nhất 106 người; 25 người mất tích.
Ngoài ra, bão số 12 cũng làm hơn 120.000 ngôi nhà sập đổ, tốc mái, hư hỏng; gần 10.000ha lúa ngập, 15.203ha rau màu thiệt hại../.
[Bão số 12 tiếp tục mạnh lên, mưa lớn từ Quảng Trị đến Bình Thuận]
Cảnh ngập lụt ở Phú Yên. (Ảnh: Thế Lập/TTXVN)
Mưa lũ lịch sử xảy ra tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
Từ ngày 9/10, áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh gây mưa lớn cho nhiều tỉnh thành ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Các chuyên gia nhận định, trong vòng 10 năm trở lại đây, chưa bao giờ nước ta hứng chịu đợt mưa lớn xảy ra dồn dập đến vậy.
Mưa lũ đã làm 72 người chết, 30 người mất tích, 33 người bị thương; gần 53.000 ngôi nhà bị sập đổ, ngập và hư hỏng; hơn 300.000 con gia súc, gia cầm bị cuốn trôi; hơn 75.000 ha diện tích cây nông nghiệp bị úng, ngập../.
Mưa lũ đã làm 72 người chết, 30 người mất tích, 33 người bị thương; gần 53.000 ngôi nhà bị sập đổ, ngập và hư hỏng; hơn 300.000 con gia súc, gia cầm bị cuốn trôi; hơn 75.000 ha diện tích cây nông nghiệp bị úng, ngập../.
[Hòa Bình: Mưa lớn, nước lũ dâng cao gây nhiều thiệt hại]
Nước lũ lên cao ở huyện Kim Bôi, Hòa Bình. (Nguồn: Báo Hòa Bình)
Lần đầu tiên hồ thủy điện Hòa Bình mở 8 cửa xả
Ngày 11/10, hồ thủy điện Hòa Bình phải mở đến 8/12 cửa xả đáy để thoát lũ. Đây là một trong 2 lần mở cửa xả đáy lớn nhất trong lịch sử. Lần đầu tiên hồ Hòa Bình mở 8 cửa xả lũ là vào khoảng cuối những năm 90.
Để đảm bảo an toàn, sáng ngày 11/10, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai đã có lệnh hỏa tốc yêu cầu Giám đốc công ty Thủy điện Sơn La dừng tất cả các tổ máy phát điện, không xả nước về hạ du, để giảm lưu lượng nước về hồ Hòa Bình.
[Nước hồ chứa tiếp tục dâng cao, thủy điện Hòa Bình mở cửa xả thứ 7]
Để đảm bảo an toàn, sáng ngày 11/10, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai đã có lệnh hỏa tốc yêu cầu Giám đốc công ty Thủy điện Sơn La dừng tất cả các tổ máy phát điện, không xả nước về hạ du, để giảm lưu lượng nước về hồ Hòa Bình.
[Nước hồ chứa tiếp tục dâng cao, thủy điện Hòa Bình mở cửa xả thứ 7]
Ảnh minh hoa. (Nguồn: TTXVN)
Lũ quét gây thiệt hại lớn nhất trong thế kỷ 21
Trong năm 2017, vùng núi phía Bắc liên tiếp hứng lũ quét lịch sử, đặc biệt trận lũ quét vào rạng sáng 3/8 tại Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) và tỉnh Sơn La đã khiến 9 người chết, 24 người mất tích.
Trung tuần tháng 10, dọc khắp miền Bắc và Bắc Trung Bộ có mưa trái mùa kéo dài kỷ lục. Mưa lớn gây ngập lụt cho nhiều tỉnh từ Hoà Bình, Thanh Hoá, Ninh Bình, đặc biệt gây vỡ đê Bùi ở Chương Mỹ (Hà Nội) vào sáng 12/10 khiến hơn 200 nhà dân chìm trong nước lũ.
Tại Ninh Bình, mực nước lũ trên sông Hoàng Long đạt mức 5,51m - trên mực nước lũ lịch sử năm 1985 là 0,27m. Ngay trong đêm, tỉnh Ninh Bình đã phải di dời gấp 200.000 dân thuộc 12 xã của 2 huyện Gia Viễn và Nho Quan.
Cũng trong ngày 12/10, tại xóm Khanh, xã Phú Cường, Tân Lạc, Hòa Bình xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng, vùi chết 18 người./.
[Vụ sạt núi ở Hòa Bình: Mưa nước mắt, xóm Khanh phủ trắng khăn tang]
Trung tuần tháng 10, dọc khắp miền Bắc và Bắc Trung Bộ có mưa trái mùa kéo dài kỷ lục. Mưa lớn gây ngập lụt cho nhiều tỉnh từ Hoà Bình, Thanh Hoá, Ninh Bình, đặc biệt gây vỡ đê Bùi ở Chương Mỹ (Hà Nội) vào sáng 12/10 khiến hơn 200 nhà dân chìm trong nước lũ.
Tại Ninh Bình, mực nước lũ trên sông Hoàng Long đạt mức 5,51m - trên mực nước lũ lịch sử năm 1985 là 0,27m. Ngay trong đêm, tỉnh Ninh Bình đã phải di dời gấp 200.000 dân thuộc 12 xã của 2 huyện Gia Viễn và Nho Quan.
Cũng trong ngày 12/10, tại xóm Khanh, xã Phú Cường, Tân Lạc, Hòa Bình xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng, vùi chết 18 người./.
[Vụ sạt núi ở Hòa Bình: Mưa nước mắt, xóm Khanh phủ trắng khăn tang]
Công tác tìm kiếm thi thể các nạn nhân trong vụ sạt lở tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. (Ảnh: H.V/Vietnam+)
Thiệt hại kinh tế do thiên tai khoảng 60.000 tỷ đồng
Theo Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, năm 2017, tổn thất về thiên tai là rất lớn, với 386 người chết và mất tích, thiệt hại về kinh tế khoảng 60.000 tỷ đồng, sản xuất đình trệ.
Trong đó, bão số 10 đã làm 123 người chết và mất tích, 342 người bị thương, hơn 3.500 nhà bị sập, ngập lụt; hàng trăm ngàn ha lúa, hoa màu và cây ăn quả, hư hại nhiều công trình đê điều, giao thông… Tổng thiệt hại ước tính trên 22.680 tỷ đồng.
Ngoài ra, thiên tai còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái và quá trình phát triển bền vững của nền kinh tế nước ta./.
[Photo] Nhiều khu vực tại tỉnh Sơn La bị ngập úng do mưa lũ
Trong đó, bão số 10 đã làm 123 người chết và mất tích, 342 người bị thương, hơn 3.500 nhà bị sập, ngập lụt; hàng trăm ngàn ha lúa, hoa màu và cây ăn quả, hư hại nhiều công trình đê điều, giao thông… Tổng thiệt hại ước tính trên 22.680 tỷ đồng.
Ngoài ra, thiên tai còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái và quá trình phát triển bền vững của nền kinh tế nước ta./.
[Photo] Nhiều khu vực tại tỉnh Sơn La bị ngập úng do mưa lũ
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
(Vietnam+)