Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ được ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Ngày 1/12 tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO diễn ra tại Ethiopia, di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ (một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ở các miền trời, sông nước, rừng núi) hình thành và phát triển mạnh mẽ. Từ thế kỷ 16, việc thực hành tín ngưỡng này trở thành một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và tâm thức người dân.
Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 11 của Việt Nam được UNESCO vinh danh.
Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ (một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ở các miền trời, sông nước, rừng núi) hình thành và phát triển mạnh mẽ. Từ thế kỷ 16, việc thực hành tín ngưỡng này trở thành một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và tâm thức người dân.
Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 11 của Việt Nam được UNESCO vinh danh.
Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ. (Ảnh: TTXVN)
Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế được công nhận là di sản tư liệu thế giới
Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế chính thức được công nhận là Di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức Thế giới (khu vực Châu Á-Thái Bình Dương) của UNESCO tại Hội nghị toàn thể lần thứ 7 của Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương (diễn ra từ ngày 18- 19/5 tại thành phố Huế).
Di sản này đáp ứng đầy đủ những tiêu chí như: độc đáo, duy nhất, mang ý nghĩa quốc tế, tính toàn vẹn, có kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị bền vững và khoa học.
Phần lớn các công trình kiến trúc cung đình được xây dựng dưới thời Nguyễn (1802-1945) có thơ văn trang trí theo lối “nhất thi nhất họa,” “nhất tự nhất họa.” Tổng số có 2679 ô thơ văn và cũng có ngần ấy ô họa được chạm khắc, sơn thếp, cẩn xà cừ trên gỗ, trên pháp lam và đắp ngõa sành sư.
Di sản này đáp ứng đầy đủ những tiêu chí như: độc đáo, duy nhất, mang ý nghĩa quốc tế, tính toàn vẹn, có kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị bền vững và khoa học.
Phần lớn các công trình kiến trúc cung đình được xây dựng dưới thời Nguyễn (1802-1945) có thơ văn trang trí theo lối “nhất thi nhất họa,” “nhất tự nhất họa.” Tổng số có 2679 ô thơ văn và cũng có ngần ấy ô họa được chạm khắc, sơn thếp, cẩn xà cừ trên gỗ, trên pháp lam và đắp ngõa sành sư.
Thế Miếu với kiến trúc chạm nổi, khắc chìm, sơn son thếp vàng với các ô học được bố trí đối xứng nhau. (Ảnh: TTXVN)
Mộc bản trường học Phúc Giang được công nhận là di sản tư liệu thế giới
Cũng tại Hội nghị toàn thể lần thứ 7 của Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam có thêm một di sản nữa được công nhận là di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức Thế giới (khu vực châu Á-Thái Bình Dương) của UNESCO. Đó là Mộc bản trường học Phúc Giang (Hà Tĩnh).
Mộc bản trường học Phúc Giang hay còn gọi là Mộc bản Trường lưu, ra đời từ thế kỷ 18. Đây là di sản của dòng họ Nguyễn Huy
(xã Trường Lộc, huyện Can Lộc-Hà Tĩnh), được con cháu trong dòng họ lưu giữ cho đến ngày nay.
Mộc bản là bộ ván khắc dùng để in sách phục vụ cho việc học dạy và học; chứa đựng nhiều thông tin về lịch sử, chính trị-xã hội, tư tưởng, văn hóa, ngoại giao. Mộc bản Trường học Phúc Giang là khối mộc bản duy nhất, cổ nhất về giáo dục của một dòng họ còn lưu giữ ở Việt Nam.
Hiện nay, Mộc bản trường học Phúc Giang có tổng cộng 379 bản.
Mộc bản trường học Phúc Giang hay còn gọi là Mộc bản Trường lưu, ra đời từ thế kỷ 18. Đây là di sản của dòng họ Nguyễn Huy
(xã Trường Lộc, huyện Can Lộc-Hà Tĩnh), được con cháu trong dòng họ lưu giữ cho đến ngày nay.
Mộc bản là bộ ván khắc dùng để in sách phục vụ cho việc học dạy và học; chứa đựng nhiều thông tin về lịch sử, chính trị-xã hội, tư tưởng, văn hóa, ngoại giao. Mộc bản Trường học Phúc Giang là khối mộc bản duy nhất, cổ nhất về giáo dục của một dòng họ còn lưu giữ ở Việt Nam.
Hiện nay, Mộc bản trường học Phúc Giang có tổng cộng 379 bản.
Di sản tư liệu thế giới Mộc bản trường học Phúc Giang. (Ảnh: TTXVN)
Lần đầu tiên ba di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam vào phim bom tấn của Hollywood
“Kong: Skull Island” là bộ phim Hollywood đầu tiên được cấp phép để thực hiện các cảnh quay tại Việt Nam.
Đoàn làm phim làm việc liên tục trong một tháng tại ba địa danh là những di sản thế giới tại Việt Nam: Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình).
Đây là cơ hội lớn để quảng bá rộng rãi những hình ảnh đẹp của Việt Nam thông qua một bộ phim “bom tấn” của Hollywood được phát hành trên toàn cầu và cũng mở ra cơ hội để xây dựng thương hiệu Việt Nam như một địa điểm quay phim mới cho các hãng phim Hollywood. Dự kiến, bộ phim sẽ chính thức phát hành vào tháng 3/2017.
Đoàn làm phim làm việc liên tục trong một tháng tại ba địa danh là những di sản thế giới tại Việt Nam: Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình).
Đây là cơ hội lớn để quảng bá rộng rãi những hình ảnh đẹp của Việt Nam thông qua một bộ phim “bom tấn” của Hollywood được phát hành trên toàn cầu và cũng mở ra cơ hội để xây dựng thương hiệu Việt Nam như một địa điểm quay phim mới cho các hãng phim Hollywood. Dự kiến, bộ phim sẽ chính thức phát hành vào tháng 3/2017.
Nhiều cảnh quay được thực hiên tại di sản thiên nhiên thế giới tại Việt Nam - Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. (Ảnh: TTXVN)
Thêm 14 bảo vật quốc gia được công nhận
Ngày 22/12, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức công nhận bảo vật quốc gia (đợt 5) đối với 14 hiện vật và nhóm hiện vật.
Cụ thể, các hiện vật và nhóm hiện vật này bao gồm: Ngẫu tượng Linga-Yoni (thế kỷ 5-6), Phù điêu Trà Liên 1 (nửa cuối thế kỷ 19), Phù điêu Trà Liên 2 (nửa cuối thế kỷ 19), Phù điêu Thần Brahama (thế kỷ 12-13), Thống gốm hoa nâu (thế kỷ 13-14), Bia “Thanh Mai Viên Thông tháp bi” (năm 1362), Bia vua Lê Thái Tổ (năm 1431), Bia “Đại Việt Lam Sơn Chiêu Lăng bi” (cuối thế kỷ 15), Đôi chuông chùa Đà Quận - còn gọi là chùa Viên Minh (năm 1611), Tượng Thiền sư Vũ Khắc Minh và Tượng Thiền sư Vũ Khắc Trường (giữa thế kỷ 17), Tượng Trấn Vũ đền Quán Thánh (khoảng cuối thế kỷ 17-đầu thế kỷ 18), Cửu Phẩm Liên Hoa chùa Động Ngọ (năm 1692), Ấn vàng “Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo” (1709), Tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945-1946 (từ 30/8/1945-28/2/1946).
Như vậy, qua năm đợt công nhận, Việt Nam hiện có 118 bảo vật quốc gia. Bảo vật quốc gia là những hiện vật có giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử được nhà nước bảo vệ và bảo quản theo chế độ riêng.
Cụ thể, các hiện vật và nhóm hiện vật này bao gồm: Ngẫu tượng Linga-Yoni (thế kỷ 5-6), Phù điêu Trà Liên 1 (nửa cuối thế kỷ 19), Phù điêu Trà Liên 2 (nửa cuối thế kỷ 19), Phù điêu Thần Brahama (thế kỷ 12-13), Thống gốm hoa nâu (thế kỷ 13-14), Bia “Thanh Mai Viên Thông tháp bi” (năm 1362), Bia vua Lê Thái Tổ (năm 1431), Bia “Đại Việt Lam Sơn Chiêu Lăng bi” (cuối thế kỷ 15), Đôi chuông chùa Đà Quận - còn gọi là chùa Viên Minh (năm 1611), Tượng Thiền sư Vũ Khắc Minh và Tượng Thiền sư Vũ Khắc Trường (giữa thế kỷ 17), Tượng Trấn Vũ đền Quán Thánh (khoảng cuối thế kỷ 17-đầu thế kỷ 18), Cửu Phẩm Liên Hoa chùa Động Ngọ (năm 1692), Ấn vàng “Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo” (1709), Tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945-1946 (từ 30/8/1945-28/2/1946).
Như vậy, qua năm đợt công nhận, Việt Nam hiện có 118 bảo vật quốc gia. Bảo vật quốc gia là những hiện vật có giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử được nhà nước bảo vệ và bảo quản theo chế độ riêng.
Sắc lệnh số 51-SL ngày 17/10/1945 của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc ấn định ngày bầu cử và thể lệ bầu cử Quốc hội (trang cuối). (Ảnh: Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước)
Nhận thức mới về di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
Trong năm 2016, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật thăm dò khu vực phía Bắc di tích Đoan Môn (thuộc khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long) với tổng diện tích gần 1.000m2.
“Một trong những kết quả quan trọng nhất của đợt khai quật này là làm thay đổi nhận thức về di tích Đoan Môn,” Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đánh giá.
Giáo sư cho biết, trước đây, giới khoa học cho rằng, di tích Đoan Môn là công trình kiến trúc được xây dựng từ thời Lê Sơ (thế kỷ 15). Tuy nhiên, kết quả khai quật lần này cho thấy, thành Đoan Môn còn lại hiện nay là công trình được xây lại vào thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 16-18).
Đoan Môn là cổng thành phía Nam, lối đi chính để vào bên trong Cấm thành - nơi có điện Kính Thiên và các cung điện khác của nhà vua.
“Một trong những kết quả quan trọng nhất của đợt khai quật này là làm thay đổi nhận thức về di tích Đoan Môn,” Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đánh giá.
Giáo sư cho biết, trước đây, giới khoa học cho rằng, di tích Đoan Môn là công trình kiến trúc được xây dựng từ thời Lê Sơ (thế kỷ 15). Tuy nhiên, kết quả khai quật lần này cho thấy, thành Đoan Môn còn lại hiện nay là công trình được xây lại vào thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 16-18).
Đoan Môn là cổng thành phía Nam, lối đi chính để vào bên trong Cấm thành - nơi có điện Kính Thiên và các cung điện khác của nhà vua.
Cổng Đoan Môn - Hoàng thành Thăng Long. (Ảnh: TTXVN)
(Vietnam+)