Theo thống kê của Thomson Reuters, tính từ đầu năm 2014 đến ngày 15/12/2014, giá trị các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại châu Âu đã tăng 87% so với năm 2013 và các doanh nghiệp huy động được 65 tỷ USD, mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng 2008-2009.
Tổng lượng tiền huy động thông qua phát hành trái phiếu trên toàn châu Âu là gần 264 tỷ USD, cao hơn cả Mỹ (250 tỷ USD).
Một số ngân hàng dự kiến khoảng 10 đợt IPO nữa sẽ được thực hiện tại “lục địa già” trong những tuần tới.
Santander cho hay nhờ các đợt IPO, các nhà đầu tư rất hoan hỉ với động thái bán số cổ phiếu trị giá 8,9 tỷ USD được thông báo vào ngày 8/1.
Các ngân hàng cũng vui mừng không kém nhờ các khoản phí thu được từ các giao dịch mua bán cổ phiếu.
Tuy nhiên, những lo ngại về triển vọng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu đã đẩy các thị trường vào tình trạng “rối ren” vào cuối năm ngoái.
Tình trạng bất ổn với giá dầu lao dốc, đồng euro đi xuống, căng thẳng chính trị tại Hy Lạp đã khiến các chỉ số chứng khoán của châu Âu giảm 1,1% trong tuần giao dịch đầu tiên của năm 2015.
Bên cạnh đó, một số nhà quan sát nhận định rằng cuộc bầu cử tại Vương quốc Anh vào tháng 5/2014 có thể gây khó khăn cho thị trường chứng khoán nước này.
Tình hình bầu cử tại Xứ sở Sương mù có thể tác động tiêu cực đến các nhà đầu tư và làm giảm sức hấp dẫn của thị trường cổ phiếu của nước Anh đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Một thống kê khác cho thấy các nhà đầu tư Mỹ chiếm hơn một nửa nhu cầu mua bán cổ phiếu trong năm 2014. Một số ngân hàng đang đặt câu hỏi làm thế nào để giữ chân nhà đầu tư Mỹ, trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất thế giới đang phát đi tín hiệu phục hồi./.