Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án tái cấu trúc Tổng Công ty giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020 để từng bước cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư, phát huy hiệu quả các nguồn lực và đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững trong thời gian tới.
Ông Trần Sơn Châu, Tổng Giám đốc Vinataba cho biết tiếp tục đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp theo chủ trương của Chính phủ, hoàn thiện mô hình tổ chức công ty mẹ-công ty con, trong năm 2013, Tổng công ty sẽ đẩy nhanh việc xây dựng Chiến lược phát triển giai đoạn đến 2020, tập trung vào lĩnh vực mũi nhọn là thuốc lá và công nghệ thực phẩm.
Bên cạnh việc xây dựng phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh, triển khai tái cơ cấu các doanh nghiệp thành viên để chuyên môn hóa, phân công, hợp tác, không dàn trải, phân tán nguồn lực, tránh cạnh tranh nội bộ, Tổng Công ty cũng xây dựng phương án tài chính để xử lý các tồn tại trong quá trình tái cơ cấu.
Đồng thời, Tổng Công ty tiếp tục phối hợp với Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (Bộ Tài chính) thực hiện cơ cấu lại theo hướng cổ phần hóa Công ty thực phẩm miền Bắc theo chỉ đạo của Chính phủ; hoàn tất việc chuyển Công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Du thành đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty.
Tổng Công ty cũng từng bước áp dụng chuẩn mực quản trị hiện đại, minh bạch và hiệu quả; hướng dẫn các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xây dựng các quy định, quy chế quản trị nội bộ, song song với tiếp tục hoàn thiện và ban hành các quy chế, quy định quản lý nội bộ của Tổng Công ty cho phù hợp với lộ trình tái cơ cấu.
Cũng theo ông Châu, năm nay, Vinataba còn rà soát, sắp xếp lại cơ cấu đầu tư, thực hiện thoái vốn để tập trung vốn đầu tư các lĩnh vực kinh doanh chính có thế mạnh và hiệu quả, đồng thời quản lý sử dụng hiệu quả dòng tiền từ Công ty mẹ-Tổng Công ty nhằm huy động vốn, cân đối nguồn vốn giữa các đơn vị để phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của Công ty mẹ, cũng như các đơn vị thành viên.
Một giải pháp nữa được Tổng Công ty chuẩn bị cho kế hoạch tái cấu trúc sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là đào tạo và trang bị cho đội ngũ lao động để có thể tiếp cận với vị trí mới, công việc mới sau khi tái cơ cấu; xử lý tốt lao động dôi dư theo đúng quy định của Nhà nước và chế độ chính sách của từng doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho người lao động sớm ổn định công việc mới sau khi tái cơ cấu doanh nghiệp.
Để thực hiện tốt chức năng kiểm soát của chủ sở hữu, Tổng Công ty đã kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành sớm sửa đổi và ban hành mới các văn bản pháp luật có liên quan để xác định rõ cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước; chức năng của các kiểm soát viên đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, cũng như cơ chế quản lý, giám sát doanh nghiệp Nhà nước rõ ràng và minh bạch.
Năm 2013, Vinataba đặt mục tiêu nộp ngân sách 7.338 tỷ đồng, tăng 3,7% so với mức thực hiện năm 2012./.
Ông Trần Sơn Châu, Tổng Giám đốc Vinataba cho biết tiếp tục đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp theo chủ trương của Chính phủ, hoàn thiện mô hình tổ chức công ty mẹ-công ty con, trong năm 2013, Tổng công ty sẽ đẩy nhanh việc xây dựng Chiến lược phát triển giai đoạn đến 2020, tập trung vào lĩnh vực mũi nhọn là thuốc lá và công nghệ thực phẩm.
Bên cạnh việc xây dựng phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh, triển khai tái cơ cấu các doanh nghiệp thành viên để chuyên môn hóa, phân công, hợp tác, không dàn trải, phân tán nguồn lực, tránh cạnh tranh nội bộ, Tổng Công ty cũng xây dựng phương án tài chính để xử lý các tồn tại trong quá trình tái cơ cấu.
Đồng thời, Tổng Công ty tiếp tục phối hợp với Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (Bộ Tài chính) thực hiện cơ cấu lại theo hướng cổ phần hóa Công ty thực phẩm miền Bắc theo chỉ đạo của Chính phủ; hoàn tất việc chuyển Công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Du thành đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty.
Tổng Công ty cũng từng bước áp dụng chuẩn mực quản trị hiện đại, minh bạch và hiệu quả; hướng dẫn các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xây dựng các quy định, quy chế quản trị nội bộ, song song với tiếp tục hoàn thiện và ban hành các quy chế, quy định quản lý nội bộ của Tổng Công ty cho phù hợp với lộ trình tái cơ cấu.
Cũng theo ông Châu, năm nay, Vinataba còn rà soát, sắp xếp lại cơ cấu đầu tư, thực hiện thoái vốn để tập trung vốn đầu tư các lĩnh vực kinh doanh chính có thế mạnh và hiệu quả, đồng thời quản lý sử dụng hiệu quả dòng tiền từ Công ty mẹ-Tổng Công ty nhằm huy động vốn, cân đối nguồn vốn giữa các đơn vị để phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của Công ty mẹ, cũng như các đơn vị thành viên.
Một giải pháp nữa được Tổng Công ty chuẩn bị cho kế hoạch tái cấu trúc sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là đào tạo và trang bị cho đội ngũ lao động để có thể tiếp cận với vị trí mới, công việc mới sau khi tái cơ cấu; xử lý tốt lao động dôi dư theo đúng quy định của Nhà nước và chế độ chính sách của từng doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho người lao động sớm ổn định công việc mới sau khi tái cơ cấu doanh nghiệp.
Để thực hiện tốt chức năng kiểm soát của chủ sở hữu, Tổng Công ty đã kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành sớm sửa đổi và ban hành mới các văn bản pháp luật có liên quan để xác định rõ cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước; chức năng của các kiểm soát viên đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, cũng như cơ chế quản lý, giám sát doanh nghiệp Nhà nước rõ ràng và minh bạch.
Năm 2013, Vinataba đặt mục tiêu nộp ngân sách 7.338 tỷ đồng, tăng 3,7% so với mức thực hiện năm 2012./.
Mai Phương (TTXVN)