Ngày 10/1, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã tiến hành Hội nghị đánh giá hoạt động năm 2011 và định hướng năm 2012 trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Các lĩnh vực này đều đạt được kết quả nhất định, song nổi trội hơn cả lại là lĩnh vực văn hóa.
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã đưa ra nhận định năm 2011 là năm đầy ắp những thành tích về ngoại giao văn hóa, đặc biệt là lĩnh vực di sản đã gặt hái được nhiều thành công, trong đó Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đóng góp một phần công sức không nhỏ.
Năm 2011, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã đệ trình và vận động thành công việc công nhận Thành nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới; Hát Xoan Phú Thọ trở thành Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Với kết quả này, Việt Nam đã có thêm di sản văn hóa dân tộc được thế giới tôn vinh, bạn bè quốc tế đến biết đến một hình ảnh một Việt Nam thân thiện, giàu truyền thống văn hóa. Các di sản của Việt Nam đã được UNESCO công nhận đều được giới thiệu trong các hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước ở nhiều sự kiện như Tuần/Ngày văn hóa Việt Nam tại Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Na Uy...
Trong năm 2012, Ban Thư ký của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam sẽ phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các địa phương tổ chức lễ trao bằng công nhận Di sản thế giới của UNESCO cho Thành nhà Hồ và Hát Xoan.
Hồ sơ bia đá các khoa thi Tiến sỹ triều Lê-Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới thuộc chương trình "Ký ức thế giới" sau khi được công nhận là Di sản tư liệu cấp khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cũng trong năm 2011, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã đệ trình thêm hồ sơ "Mộc bản Kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm" và "Hoa Lư thi thập" để UNESCO công nhận là Di sản tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Bên cạnh đó là việc đưa 2 hồ sơ quần thể danh thắng Tràng An và quần đảo Cát Bà vào danh sách dự kiến đề cử mới của UNESCO; đang tiến hành bổ sung, hoàn thiện hồ sơ Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng để trình UNESCO công nhận lần 2 với tiêu chí đa dạng sinh học.
Tuy nhiên, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam cũng cho biết rằng việc đệ trình hồ sơ di sản và vận động để thắng lợi đã làm rất tốt, song công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản vẫn là vấn đề còn phải tiếp tục cố gắng hơn nữa. Quảng Ninh và Thừa Thiên Huế là 2 địa phương có di sản thế giới nổi tiếng là Vịnh Hạ Long và quần thể di tích Cố đô Huế, dù đã rất nỗ lực trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản song UNESCO vẫn 2 lần lên tiếng khuyến nghị về công tác bảo tồn trước.
Trong năm 2011 đã có một số dự án bảo tồn di sản được tiến hành, trong đó có dự án bảo tồn Khu di sản văn hóa Thăng Long- Hà Nội với kinh phí 1,2 triệu USD do Quỹ Ủy thác Nhật Bản tài trợ; bảo tồn nhóm tháp G Mỹ Sơn kinh phí 1,5 triệu USD do Chính phủ Italy tài trợ. Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam cũng thực hiện 2 dự án do UNESCO tài trợ là "Cân bằng giữa bảo tồn di sản văn hóa và quá trình hiện đại hóa;" "Củng cố hồ sơ cho công tác thống kê".../.
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã đưa ra nhận định năm 2011 là năm đầy ắp những thành tích về ngoại giao văn hóa, đặc biệt là lĩnh vực di sản đã gặt hái được nhiều thành công, trong đó Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đóng góp một phần công sức không nhỏ.
Năm 2011, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã đệ trình và vận động thành công việc công nhận Thành nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới; Hát Xoan Phú Thọ trở thành Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Với kết quả này, Việt Nam đã có thêm di sản văn hóa dân tộc được thế giới tôn vinh, bạn bè quốc tế đến biết đến một hình ảnh một Việt Nam thân thiện, giàu truyền thống văn hóa. Các di sản của Việt Nam đã được UNESCO công nhận đều được giới thiệu trong các hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước ở nhiều sự kiện như Tuần/Ngày văn hóa Việt Nam tại Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Na Uy...
Trong năm 2012, Ban Thư ký của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam sẽ phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các địa phương tổ chức lễ trao bằng công nhận Di sản thế giới của UNESCO cho Thành nhà Hồ và Hát Xoan.
Hồ sơ bia đá các khoa thi Tiến sỹ triều Lê-Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới thuộc chương trình "Ký ức thế giới" sau khi được công nhận là Di sản tư liệu cấp khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cũng trong năm 2011, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã đệ trình thêm hồ sơ "Mộc bản Kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm" và "Hoa Lư thi thập" để UNESCO công nhận là Di sản tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Bên cạnh đó là việc đưa 2 hồ sơ quần thể danh thắng Tràng An và quần đảo Cát Bà vào danh sách dự kiến đề cử mới của UNESCO; đang tiến hành bổ sung, hoàn thiện hồ sơ Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng để trình UNESCO công nhận lần 2 với tiêu chí đa dạng sinh học.
Tuy nhiên, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam cũng cho biết rằng việc đệ trình hồ sơ di sản và vận động để thắng lợi đã làm rất tốt, song công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản vẫn là vấn đề còn phải tiếp tục cố gắng hơn nữa. Quảng Ninh và Thừa Thiên Huế là 2 địa phương có di sản thế giới nổi tiếng là Vịnh Hạ Long và quần thể di tích Cố đô Huế, dù đã rất nỗ lực trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản song UNESCO vẫn 2 lần lên tiếng khuyến nghị về công tác bảo tồn trước.
Trong năm 2011 đã có một số dự án bảo tồn di sản được tiến hành, trong đó có dự án bảo tồn Khu di sản văn hóa Thăng Long- Hà Nội với kinh phí 1,2 triệu USD do Quỹ Ủy thác Nhật Bản tài trợ; bảo tồn nhóm tháp G Mỹ Sơn kinh phí 1,5 triệu USD do Chính phủ Italy tài trợ. Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam cũng thực hiện 2 dự án do UNESCO tài trợ là "Cân bằng giữa bảo tồn di sản văn hóa và quá trình hiện đại hóa;" "Củng cố hồ sơ cho công tác thống kê".../.
Thanh Giang (TTXVN/Vietnam+)