Năm 2010, tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã chứng kiến những sự chuyển hướng đáng chú ý như nguồn vốn đăng ký giảm, vốn thực hiện tăng và Hà Lan trở thành nhà đầu tư đăng ký vốn... lớn nhất, thế chỗ cho các đối tác truyền thống như Hoa Kỳ, Hàn Quốc…
Thế nhưng, nhiều chuyên gia cho rằng, để việc giải ngân FDI ngày càng thiết thực hơn, đã đến lúc phải chấm dứt việc thu hút nguồn vốn này bằng mọi giá...
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài và hiện là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đầu tư nước ngoài (CFIS) thuộc Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội xung quanh vấn đề này.
"Lá mầm xanh"
- Trong năm 2010, danh sách các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Hà Lan lần đầu tiên xếp vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng với hơn 2,3 tỷ USD, phải chăng nhà đầu tư châu Âu họ có cái nhìn khác về tình hình đầu tư của Việt Nam?
Ông Phan Hữu Thắng: Nhìn chung, các nước EU, Hoa Kỳ đều có cái nhìn khả quan về môi trường đầu tư Việt Nam. Trong bảng xếp hạng về chỉ số cạnh tranh thì Việt Nam đã vượt lên đứng thứ 77. Nhật Bản hay Hàn quốc cũng đánh giá cao Việt Nam và nhìn vào môi trường đầu tư thì Việt Nam cũng đang được xếp hạng cao hơn, tất nhiên chúng ta vẫn có một số điểm tụt lùi hơn so với trước.
Đối với Hà Lan năm nay chúng tôi đánh giá, đây chỉ là "hiện tượng”, vì Nhà máy Điện Mông Dương 2 là quá trình đàm phán của chúng ta trong suốt nhiều năm qua, đến 2010 mới kết thúc; trong đó phần vốn góp của nhà đầu tư quốc tịch Hà Lan chiếm tới 90% trong tổng số 2,1 tỷ USD nên đưa vốn đăng ký của Hà Lan tăng lên.
Chúng tôi cho rằng, đây chỉ là hiện tượng thôi, giữa Việt Nam và Hà Lan cơ hội đầu tư và kinh doanh vẫn còn những khoảng cách nhất định.
Tổng kết lại từ năm 1988 tới nay, nhà đầu tư của các nước và vùng lãnh thổ chính vẫn là các nền kinh tế Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan chiếm tỷ trọng vốn lớn.
- Ông đánh giá thế nào về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam năm 2010?
Ông Phan Hữu Thắng: Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu đầu tư nước ngoài (CFIS), kết quả đầu tư FDI 2010 giảm so với năm 2009, nhưng điều đáng mừng là vốn thực hiện lại tăng thêm 1 tỷ USD (năm 2010 vốn FDI thực hiện được là 11 tỷ USD so với 2009 là 10 tỷ USD).
Nguồn vốn này đã thực sự đi vào sản xuất kinh doanh, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế trong năm 2010 và nguồn vốn này được chúng tôi ví như “lá mầm xanh” đang tràn đầy sức sống, nếu chúng ta biết cách chăm sóc thì hiện tượng này sẽ tiếp tục vươn lên.
Theo tôi, nhìn chung cả 5 năm qua, ngoài đột biến trong 2008, thì mức 3 năm trở lại đây FDI dừng lại ở mức 10 tỷ USD vốn thực hiện và 20 tỷ USD vốn đăng ký cho thấy kết quả 2010 là chấp nhận được.
- Vậy, dự báo của ông về tình hình giải ngân cũng như thu hút vốn FDI trong năm 2011?
Ông Phan Hữu Thắng: Theo tôi, trong năm 2011vốn thực hiện sẽ tăng hơn khoảng 11-12 tỷ USD vì Chính phủ, các Bộ ngành đã chú trọng hơn đến giải ngân để khắc phục tình trạng vốn đăng ký và giải ngân cách biệt quá lớn. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đã cam kết nguồn vốn giải ngân tại các địa phương.
Còn vốn đăng ký, chúng tôi chỉ hy vọng thôi, nếu như thuận lợi thì sẽ tương đương với năm 2010, hoặc có thể giảm đi một chút.
Nguyên nhân là do một số đối tác đầu tư truyền thống của Việt Nam như Hàn Quốc, Đài Loan, EU, Hoa Kỳ… gần đây đã kiểm soát chặt chẽ hơn dòng vốn đầu tư ra bên ngoài, trong bối cảnh bản thân nền kinh tế các nước này chậm phục hồi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam.
Trong khi đó, Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều yếu kém thời gian qua chậm được cải thiện như thiếu điện, cơ sở hạ tầng dịch vụ, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư, thậm chí cấp phép một số dự án vẫn còn kéo dài… Những nguyên nhân này, có thể khiến một số đối tác đặt lại vấn đề khi đầu tư.
Tôi cho rằng, phải gỡ được một số nút thắt như vừa nêu, nếu không khả năng thu hút đầu tư nước ngoài sẽ giảm trong năm 2011.
Thu hút FDI đã bước sang giai đoạn mới đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng mục tiêu cần thu hút đầu tư, bên cạnh đó vấn đề môi trường phải đặt lên hàng đầu. Đã đến giai đoạn chấm dứt thu hút FDI bằng mọi giá để thi đua lấy thành tích...
Phải tìm cách "ươm mầm"
- Theo ông, chúng ta cần phải làm gì để loại bỏ việc thi đua lấy thành tích này?
Ông Phan Hữu Thắng: Được biết hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến rộng rãi để triển khai đề án nghiên cứu xác định đối tác chiến lược trong thu hút FDI giai đoạn tới. Đây là việc làm thiết thực, phù hợp với thực tế và nhu cầu hiện nay trong việc sớm xác định được đối tác chiến lược trong thu hút FDI, đáp ứng được các yêu cầu của Việt Nam trong thời kỳ tới.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, tổng số vốn thực hiện giai đoạn 2006-2010 là 45.166 tỷ USD, trong khi đó, tổng vốn đăng ký là 147.557 tỷ USD, như vậy khoảng cách giữa vốn thực hiện và giải ngân giai đoạn này là khá xa nhau. Chúng tôi cũng đưa ra dự báo với tốc độ thu hút và giải ngân như hiện nay, sau 5 năm nữa (đến 2015) khoảng cách giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện sẽ tăng lên gấp đôi hiện nay.
Tuy nhiên, để điều này trở thành hiện thực trước mắt chúng ta còn nhiều thách thức, trong 5 năm tới với những biến động khó lường của tình hình kinh tế thế giới và trong nước cũng là cả một vấn đề chứ không phải dễ. Để giữ được “mầm xanh” phải có một số giải pháp, đặc biệt là cần tập trung đẩy nhanh rút ngắn khoảng cách giữa vốn đăng ký và thực hiện.
Theo tôi, có 7 giải pháp mà các Bộ, ngành phải quan tâm là: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đầu tư phù hợp với cam kết WTO và thông lệ quốc tế; điều chỉnh và hoàn thiện quy hoạch về đầu tư; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; điều chỉnh, bổ sung chính sách thu hút đầu tư vào công nghệ cao, sản xuất hàng xuất khẩu, xây dựng và phát triển công nghiệp phụ trợ; nâng cấp kết cấu hạ tầng và chất lượng các dịch vụ; đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư hiệu quả.
Ngoài ra, chúng ta phải tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư triển khai các dự án đã cam kết cũng như chúng ta cam kết với họ như giao đất, giải phóng mặt bằng, giảm thiểu các thủ tục hành chính…
Bên cạnh đó, cần phải thống kê vốn đăng ký để biết được xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư, hiểu các lĩnh vực ngành nghề trong từng giai đoạn các nhà đầu tư quan tâm tới lĩnh vực nào của Việt Nam, giúp chúng ta lường trước được nguồn vốn gối đầu cho năm sau.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Thế nhưng, nhiều chuyên gia cho rằng, để việc giải ngân FDI ngày càng thiết thực hơn, đã đến lúc phải chấm dứt việc thu hút nguồn vốn này bằng mọi giá...
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài và hiện là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đầu tư nước ngoài (CFIS) thuộc Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội xung quanh vấn đề này.
"Lá mầm xanh"
- Trong năm 2010, danh sách các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Hà Lan lần đầu tiên xếp vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng với hơn 2,3 tỷ USD, phải chăng nhà đầu tư châu Âu họ có cái nhìn khác về tình hình đầu tư của Việt Nam?
Ông Phan Hữu Thắng: Nhìn chung, các nước EU, Hoa Kỳ đều có cái nhìn khả quan về môi trường đầu tư Việt Nam. Trong bảng xếp hạng về chỉ số cạnh tranh thì Việt Nam đã vượt lên đứng thứ 77. Nhật Bản hay Hàn quốc cũng đánh giá cao Việt Nam và nhìn vào môi trường đầu tư thì Việt Nam cũng đang được xếp hạng cao hơn, tất nhiên chúng ta vẫn có một số điểm tụt lùi hơn so với trước.
Đối với Hà Lan năm nay chúng tôi đánh giá, đây chỉ là "hiện tượng”, vì Nhà máy Điện Mông Dương 2 là quá trình đàm phán của chúng ta trong suốt nhiều năm qua, đến 2010 mới kết thúc; trong đó phần vốn góp của nhà đầu tư quốc tịch Hà Lan chiếm tới 90% trong tổng số 2,1 tỷ USD nên đưa vốn đăng ký của Hà Lan tăng lên.
Chúng tôi cho rằng, đây chỉ là hiện tượng thôi, giữa Việt Nam và Hà Lan cơ hội đầu tư và kinh doanh vẫn còn những khoảng cách nhất định.
Tổng kết lại từ năm 1988 tới nay, nhà đầu tư của các nước và vùng lãnh thổ chính vẫn là các nền kinh tế Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan chiếm tỷ trọng vốn lớn.
- Ông đánh giá thế nào về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam năm 2010?
Ông Phan Hữu Thắng: Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu đầu tư nước ngoài (CFIS), kết quả đầu tư FDI 2010 giảm so với năm 2009, nhưng điều đáng mừng là vốn thực hiện lại tăng thêm 1 tỷ USD (năm 2010 vốn FDI thực hiện được là 11 tỷ USD so với 2009 là 10 tỷ USD).
Nguồn vốn này đã thực sự đi vào sản xuất kinh doanh, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế trong năm 2010 và nguồn vốn này được chúng tôi ví như “lá mầm xanh” đang tràn đầy sức sống, nếu chúng ta biết cách chăm sóc thì hiện tượng này sẽ tiếp tục vươn lên.
Theo tôi, nhìn chung cả 5 năm qua, ngoài đột biến trong 2008, thì mức 3 năm trở lại đây FDI dừng lại ở mức 10 tỷ USD vốn thực hiện và 20 tỷ USD vốn đăng ký cho thấy kết quả 2010 là chấp nhận được.
- Vậy, dự báo của ông về tình hình giải ngân cũng như thu hút vốn FDI trong năm 2011?
Ông Phan Hữu Thắng: Theo tôi, trong năm 2011vốn thực hiện sẽ tăng hơn khoảng 11-12 tỷ USD vì Chính phủ, các Bộ ngành đã chú trọng hơn đến giải ngân để khắc phục tình trạng vốn đăng ký và giải ngân cách biệt quá lớn. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đã cam kết nguồn vốn giải ngân tại các địa phương.
Còn vốn đăng ký, chúng tôi chỉ hy vọng thôi, nếu như thuận lợi thì sẽ tương đương với năm 2010, hoặc có thể giảm đi một chút.
Nguyên nhân là do một số đối tác đầu tư truyền thống của Việt Nam như Hàn Quốc, Đài Loan, EU, Hoa Kỳ… gần đây đã kiểm soát chặt chẽ hơn dòng vốn đầu tư ra bên ngoài, trong bối cảnh bản thân nền kinh tế các nước này chậm phục hồi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam.
Trong khi đó, Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều yếu kém thời gian qua chậm được cải thiện như thiếu điện, cơ sở hạ tầng dịch vụ, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư, thậm chí cấp phép một số dự án vẫn còn kéo dài… Những nguyên nhân này, có thể khiến một số đối tác đặt lại vấn đề khi đầu tư.
Tôi cho rằng, phải gỡ được một số nút thắt như vừa nêu, nếu không khả năng thu hút đầu tư nước ngoài sẽ giảm trong năm 2011.
Thu hút FDI đã bước sang giai đoạn mới đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng mục tiêu cần thu hút đầu tư, bên cạnh đó vấn đề môi trường phải đặt lên hàng đầu. Đã đến giai đoạn chấm dứt thu hút FDI bằng mọi giá để thi đua lấy thành tích...
Phải tìm cách "ươm mầm"
- Theo ông, chúng ta cần phải làm gì để loại bỏ việc thi đua lấy thành tích này?
Ông Phan Hữu Thắng: Được biết hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến rộng rãi để triển khai đề án nghiên cứu xác định đối tác chiến lược trong thu hút FDI giai đoạn tới. Đây là việc làm thiết thực, phù hợp với thực tế và nhu cầu hiện nay trong việc sớm xác định được đối tác chiến lược trong thu hút FDI, đáp ứng được các yêu cầu của Việt Nam trong thời kỳ tới.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, tổng số vốn thực hiện giai đoạn 2006-2010 là 45.166 tỷ USD, trong khi đó, tổng vốn đăng ký là 147.557 tỷ USD, như vậy khoảng cách giữa vốn thực hiện và giải ngân giai đoạn này là khá xa nhau. Chúng tôi cũng đưa ra dự báo với tốc độ thu hút và giải ngân như hiện nay, sau 5 năm nữa (đến 2015) khoảng cách giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện sẽ tăng lên gấp đôi hiện nay.
Tuy nhiên, để điều này trở thành hiện thực trước mắt chúng ta còn nhiều thách thức, trong 5 năm tới với những biến động khó lường của tình hình kinh tế thế giới và trong nước cũng là cả một vấn đề chứ không phải dễ. Để giữ được “mầm xanh” phải có một số giải pháp, đặc biệt là cần tập trung đẩy nhanh rút ngắn khoảng cách giữa vốn đăng ký và thực hiện.
Theo tôi, có 7 giải pháp mà các Bộ, ngành phải quan tâm là: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đầu tư phù hợp với cam kết WTO và thông lệ quốc tế; điều chỉnh và hoàn thiện quy hoạch về đầu tư; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; điều chỉnh, bổ sung chính sách thu hút đầu tư vào công nghệ cao, sản xuất hàng xuất khẩu, xây dựng và phát triển công nghiệp phụ trợ; nâng cấp kết cấu hạ tầng và chất lượng các dịch vụ; đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư hiệu quả.
Ngoài ra, chúng ta phải tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư triển khai các dự án đã cam kết cũng như chúng ta cam kết với họ như giao đất, giải phóng mặt bằng, giảm thiểu các thủ tục hành chính…
Bên cạnh đó, cần phải thống kê vốn đăng ký để biết được xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư, hiểu các lĩnh vực ngành nghề trong từng giai đoạn các nhà đầu tư quan tâm tới lĩnh vực nào của Việt Nam, giúp chúng ta lường trước được nguồn vốn gối đầu cho năm sau.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Minh Thúy (Vietnam+)