Năm 2009 thực sự quá nhiều khó khăn đối với Liên minh châu Âu (EU), trong đó có cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong nhiều thập niên qua đã “dìm” 27 nền kinh tế thành viên EU xuống “đáy”.
Trong khi sự hồi phục đang diễn ra một cách chậm chạp, năm 2010 tiếp tục là một “phép thử” đối với EU trong việc xử lý mọi rủi ro và duy trì sự hồi phục kinh tế.
Dấu ấn của suy thoái tồi tệ nhất
Cuộc khủng hoảng tài chính, bắt nguồn ở Mỹ từ tháng 9/2008 và sau đó nhanh chóng lan rộng khắp châu Âu, đã đẩy EU vào cuộc khủng hoảng kinh tế sâu nhất, dài nhất và quy mô rộng nhất trong lịch sử của khối này.
Theo ước tính của Ủy ban châu Âu (EC), kinh tế EU có thể giảm 4% năm 2009, mức giảm mạnh nhất kể từ Thế chiến II, trong khi sản lượng tích trữ cũng mất đi khoảng 5% kể từ khi suy thoái bắt đầu trong quý II/2008, hoặc nhiều gấp 4 lần mức thiệt hại trung bình của 3 cuộc suy thoái trước đó.
Nhưng may mắn là từ mùa Hè năm 2009, các chỉ số lòng tin cũng như một số số liệu quan trọng khác đã tăng trở lại hoặc có dấu hiệu cải thiện. Sau 4 quý tăng trưởng âm liên tiếp, kinh tế EU đã tăng trưởng dương trở lại 0,4% quý III/09, đặt dấu chấm hết cho cái gọi là “Đại suy thoái”.
Tuy nhiên, triển vọng kinh tế EU còn mờ mịt do sự hồi phục dù có mạnh hơn dự kiến nhưng vẫn chỉ là nhờ những gói kích thích của các chính phủ và ngân hàng trung ương.
Chính vì sự hỗ trợ như vậy quyết định khả năng cho vay của lĩnh vực ngân hàng, nên một khi gói này được rút đi, khả năng thanh khoản cũng như cho vay của các ngân hàng có thể suy yếu trở lại.
EC dự đoán kinh tế EU sẽ tăng khoảng 0,7% trong năm 2010 và 1,6% năm 2011, thấp hơn nhiều so với mức tương ứng 3% trong những năm trước khi xảy ra khủng hoảng.
Ba nguy cơ lớn đang rình rập
Trong bối cảnh hồi phục kinh tế còn chưa chắc chắn, EU đang phải đối mặt với 3 nguy cơ lớn trước mắt, đó là hệ thống tài chính còn dễ bị tổn thương, thâm hụt tài chính phình to và tỷ lệ thất nghiệp vẫn tăng.
Mặc dù chính phủ các nước châu Âu rót hàng tỷ euro để cứu hệ thống tài chính, nhưng các thị trường tài chính châu Âu còn khá căng thẳng. Thêm vào đó, thị trường thế giới lại vừa “sốc” do vụ khủng hoảng nợ Dubai.
Một nguy cơ khác là thâm hụt tài chính công của EU tăng đột biến do các gói kích thích kinh tế và cứu trợ tài chính của chính phủ.
Tổng thâm hụt ngân sách của EU dự kiến sẽ tương đương với 7,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khối này trong năm 2010, cao hơn nhiều so với quy định là không được vượt quá 3% GDP theo Hiệp ước tăng trưởng và ổn định của khu vực.
Tương tự như vậy, nợ công của EU có thể cũng ở mức tương đương 79,3% GDP.
Gánh nặng thâm hụt ngân sách và nợ công đang đe dọa sự ổn định và tính bền vững dài hạn của nền kinh tế; trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục gia tăng là nguyên nhân gây ra những bất ổn về kinh tế và xã hội.
Suy thoái đã gây ra sự sa sút của thị trường lao động. Trong tháng 10/2009, tỷ lệ thất nghiệp trong EU đã tăng lên mức 9,3% và theo ước tính nó sẽ còn tăng lên 10,3% vào năm 2011. Nạn thất nghiệp tăng làm giảm chi tiêu tiêu dùng, vốn là động lực tăng trưởng của nền kinh tế.
Năm Mới đầy thách thức
Năm 2010 được dự báo là một năm thử thách và có tính chất quyết định đối với nền kinh tế EU để có thể đảm bảo đà phục hồi, khi vẫn nhiều nguy cơ rình rập.
Quay trở lại với năm 2009, một nền tảng vững sẽ tạo cho bước đi tiếp theo thuận lợi hơn. Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận rằng nền kinh tế không thể mãi phụ thuộc vào trợ giúp của chính phủ. Các bộ trưởng tài chính EU hồi tháng 10/2009 đã quyết định bắt đầu củng cố lại lĩnh vực tài chính muộn nhất là vào đầu năm 2011.
Hơn thế nữa, các quốc gia nhiều nợ nần phải bắt đầu thu hẹp thâm hụt ngân sách trước năm 2011. Điều này có nghĩa là các nước thành viên EU phải xem xét chấm dứt các gói kích thích kinh tế ngay từ đầu năm 2010. Tuy nhiên, việc rút các gói kích thích ngay từ đầu năm lại có thể ảnh hưởng tới quá trình hồi phục kinh tế.
Năm 2010 cũng được coi là năm đánh dấu sự chuyển biến trong việc cải tổ lĩnh vực tài chính. EU đang xem xét lại cơ cấu giám sát thị trường tài chính khu vực. Nhằm hướng tới sự ổn định của các thị trường tài chính châu Âu trong tương lai, một Ban Rủi ro Hệ thống châu Âu mới sẽ quản lý các rủi ro vĩ mô và đưa ra cảnh báo cũng như đề xuất hành động nếu là rủi ro lớn.
Bên cạnh đó, ba cơ quan giám sát về ngân hàng, bảo hiểm và thị trường chứng khoán cũng sẽ được thành lập nhằm thống nhất hoạt động giám sát của các nước thành viên và đảm bảo tính hiệu quả của cơ chế cứu trợ tài chính khẩn cấp./.
Trong khi sự hồi phục đang diễn ra một cách chậm chạp, năm 2010 tiếp tục là một “phép thử” đối với EU trong việc xử lý mọi rủi ro và duy trì sự hồi phục kinh tế.
Dấu ấn của suy thoái tồi tệ nhất
Cuộc khủng hoảng tài chính, bắt nguồn ở Mỹ từ tháng 9/2008 và sau đó nhanh chóng lan rộng khắp châu Âu, đã đẩy EU vào cuộc khủng hoảng kinh tế sâu nhất, dài nhất và quy mô rộng nhất trong lịch sử của khối này.
Theo ước tính của Ủy ban châu Âu (EC), kinh tế EU có thể giảm 4% năm 2009, mức giảm mạnh nhất kể từ Thế chiến II, trong khi sản lượng tích trữ cũng mất đi khoảng 5% kể từ khi suy thoái bắt đầu trong quý II/2008, hoặc nhiều gấp 4 lần mức thiệt hại trung bình của 3 cuộc suy thoái trước đó.
Nhưng may mắn là từ mùa Hè năm 2009, các chỉ số lòng tin cũng như một số số liệu quan trọng khác đã tăng trở lại hoặc có dấu hiệu cải thiện. Sau 4 quý tăng trưởng âm liên tiếp, kinh tế EU đã tăng trưởng dương trở lại 0,4% quý III/09, đặt dấu chấm hết cho cái gọi là “Đại suy thoái”.
Tuy nhiên, triển vọng kinh tế EU còn mờ mịt do sự hồi phục dù có mạnh hơn dự kiến nhưng vẫn chỉ là nhờ những gói kích thích của các chính phủ và ngân hàng trung ương.
Chính vì sự hỗ trợ như vậy quyết định khả năng cho vay của lĩnh vực ngân hàng, nên một khi gói này được rút đi, khả năng thanh khoản cũng như cho vay của các ngân hàng có thể suy yếu trở lại.
EC dự đoán kinh tế EU sẽ tăng khoảng 0,7% trong năm 2010 và 1,6% năm 2011, thấp hơn nhiều so với mức tương ứng 3% trong những năm trước khi xảy ra khủng hoảng.
Ba nguy cơ lớn đang rình rập
Trong bối cảnh hồi phục kinh tế còn chưa chắc chắn, EU đang phải đối mặt với 3 nguy cơ lớn trước mắt, đó là hệ thống tài chính còn dễ bị tổn thương, thâm hụt tài chính phình to và tỷ lệ thất nghiệp vẫn tăng.
Mặc dù chính phủ các nước châu Âu rót hàng tỷ euro để cứu hệ thống tài chính, nhưng các thị trường tài chính châu Âu còn khá căng thẳng. Thêm vào đó, thị trường thế giới lại vừa “sốc” do vụ khủng hoảng nợ Dubai.
Một nguy cơ khác là thâm hụt tài chính công của EU tăng đột biến do các gói kích thích kinh tế và cứu trợ tài chính của chính phủ.
Tổng thâm hụt ngân sách của EU dự kiến sẽ tương đương với 7,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khối này trong năm 2010, cao hơn nhiều so với quy định là không được vượt quá 3% GDP theo Hiệp ước tăng trưởng và ổn định của khu vực.
Tương tự như vậy, nợ công của EU có thể cũng ở mức tương đương 79,3% GDP.
Gánh nặng thâm hụt ngân sách và nợ công đang đe dọa sự ổn định và tính bền vững dài hạn của nền kinh tế; trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục gia tăng là nguyên nhân gây ra những bất ổn về kinh tế và xã hội.
Suy thoái đã gây ra sự sa sút của thị trường lao động. Trong tháng 10/2009, tỷ lệ thất nghiệp trong EU đã tăng lên mức 9,3% và theo ước tính nó sẽ còn tăng lên 10,3% vào năm 2011. Nạn thất nghiệp tăng làm giảm chi tiêu tiêu dùng, vốn là động lực tăng trưởng của nền kinh tế.
Năm Mới đầy thách thức
Năm 2010 được dự báo là một năm thử thách và có tính chất quyết định đối với nền kinh tế EU để có thể đảm bảo đà phục hồi, khi vẫn nhiều nguy cơ rình rập.
Quay trở lại với năm 2009, một nền tảng vững sẽ tạo cho bước đi tiếp theo thuận lợi hơn. Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận rằng nền kinh tế không thể mãi phụ thuộc vào trợ giúp của chính phủ. Các bộ trưởng tài chính EU hồi tháng 10/2009 đã quyết định bắt đầu củng cố lại lĩnh vực tài chính muộn nhất là vào đầu năm 2011.
Hơn thế nữa, các quốc gia nhiều nợ nần phải bắt đầu thu hẹp thâm hụt ngân sách trước năm 2011. Điều này có nghĩa là các nước thành viên EU phải xem xét chấm dứt các gói kích thích kinh tế ngay từ đầu năm 2010. Tuy nhiên, việc rút các gói kích thích ngay từ đầu năm lại có thể ảnh hưởng tới quá trình hồi phục kinh tế.
Năm 2010 cũng được coi là năm đánh dấu sự chuyển biến trong việc cải tổ lĩnh vực tài chính. EU đang xem xét lại cơ cấu giám sát thị trường tài chính khu vực. Nhằm hướng tới sự ổn định của các thị trường tài chính châu Âu trong tương lai, một Ban Rủi ro Hệ thống châu Âu mới sẽ quản lý các rủi ro vĩ mô và đưa ra cảnh báo cũng như đề xuất hành động nếu là rủi ro lớn.
Bên cạnh đó, ba cơ quan giám sát về ngân hàng, bảo hiểm và thị trường chứng khoán cũng sẽ được thành lập nhằm thống nhất hoạt động giám sát của các nước thành viên và đảm bảo tính hiệu quả của cơ chế cứu trợ tài chính khẩn cấp./.
Trang Nhung (Vietnam+)