Năm 2010, công tác thi hành án dân sự được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành tư pháp, phấn đấu thi hành xong đạt 80% về việc và 60% về tiền; giảm từ 5 đến 10% số vụ việc thi hành án tồn đọng; hạn chế thấp nhất khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự.
Tình hình khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự vẫn phức tạp
Theo thống kê của Tổng cục Thi hành án dân sự, năm 2009, tổng cục tiếp nhận 3.212 đơn khiếu nại, tố cáo. Còn theo thống kê của các cơ quan thi hành án dân sự địa phương, năm 2009, các cơ quan thi hành án dân sự thu lý 4.357 đơn khiếu nại về thi hành án.
Các con số thống kê cho thấy tuy số công dân trực tiếp đến các cơ quan để khiếu nại, tố cáo có xu hướng ít đi; số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo tại cơ quan thi hành án dân sự địa phương cũng có xu hướng giảm nhưng số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo tại cơ quan trung ương lại tăng, không chỉ nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo trùng lắp mà số các vụ việc mới phát sinh cũng đang tăng dần cho thấy tình hình khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự vẫn rất phức tạp.
Mặc dù công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã được chỉ đạo quyết liệt và có nhiều chuyển biến tích cực nhưng thực tế số lượng đơn, thư khiếu nại, tố cáo vẫn còn lớn, tình trạng đơn thư vượt cấp diễn ra phổ biến, nhiều vụ việc tồn đọng kéo dài không được giải quyết dứt điểm, kể cả những việc đã có quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật, đã có chỉ đạo giải quyết của cấp trên.
Công tác chỉ đạo, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các các cơ quan thi hành án địa phương vẫn bị xem nhẹ. Trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo vẫn tồn tại nhiều vi phạm như thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo vượt quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật. Những vụ việc này phần lớn là những vụ việc khiếu nại, tố cáo có tính chất phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian xác minh tại cơ sở, phải rút hồ sơ thi hành án.
Cần những giải pháp đồng bộ
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế kể trên là do một số thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên, cán bộ, công chức thi hành án dân sự hạn chế về trình độ, năng lực, chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác này; chưa bố trí được những thẩm tra viên có năng lực, tâm huyết, có trách nhiệm để làm công tác giải quyết khiếu nại.
Một số địa phương có lượng vụ việc thi hành án nhiều, chấp hành viên, cán bộ thi hành án rơi vào tình trạng quá tải công việc nên chậm trễ trong việc tổ chức thi hành án, do đó quyền lợi của người được thi hành án không được bảo đảm.
Trong quá trình tổ chức thi hành án, cơ quan thi hành án chưa chú trọng công tác tuyên truyền pháp luật nói chung và pháp luật về thi hành án dân sự nói riêng, chưa quan tâm giải thích và giáo dục thuyết phục cho các bên đương sự hiểu và tự nguyện thực hiện các nghĩa vụ. Bản án bị hoãn, tạm đình chỉ hoặc xét xử lại nhiều lần với những kết quả trái ngược nhau đối với một vụ việc, dẫn đến tình trạng hoài nghi làm giảm hiệu quả của công tác thi hành án.
Bên cạnh đó, về mặt thể chế, việc chưa có quy định, hướng dẫn trong ngành thi hành án dân sự cũng là nguyên nhân dẫn đến những tồn đọng, yếu kém trong công tác này.
Để nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay, ngành tư pháp chủ trương tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ, quản lý điều hành của chính quyền, đề cao trách nhiệm của thủ trưởng, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thủ trưởng cơ quan thi hành án được yêu cầu củng cố và chấn chỉnh công tác tiếp công dân, từ việc bố trí cán bộ, địa điểm đến thái độ của người tiếp dân.
Bộ Tư pháp cũng đề nghị tập trung rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo gay gắt, phức tạp kéo dài.
Trong quá trình giải quyết cần làm rõ nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo để có biện pháp chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước; xác định rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm minh những cán bộ do thiếu trách nhiệm gây nên khiếu nại, tố cáo cũng như thiếu trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo; cần bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ và nghiên cứu chế độ thoả đáng cho người làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; đầy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân./.
Tình hình khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự vẫn phức tạp
Theo thống kê của Tổng cục Thi hành án dân sự, năm 2009, tổng cục tiếp nhận 3.212 đơn khiếu nại, tố cáo. Còn theo thống kê của các cơ quan thi hành án dân sự địa phương, năm 2009, các cơ quan thi hành án dân sự thu lý 4.357 đơn khiếu nại về thi hành án.
Các con số thống kê cho thấy tuy số công dân trực tiếp đến các cơ quan để khiếu nại, tố cáo có xu hướng ít đi; số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo tại cơ quan thi hành án dân sự địa phương cũng có xu hướng giảm nhưng số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo tại cơ quan trung ương lại tăng, không chỉ nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo trùng lắp mà số các vụ việc mới phát sinh cũng đang tăng dần cho thấy tình hình khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự vẫn rất phức tạp.
Mặc dù công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã được chỉ đạo quyết liệt và có nhiều chuyển biến tích cực nhưng thực tế số lượng đơn, thư khiếu nại, tố cáo vẫn còn lớn, tình trạng đơn thư vượt cấp diễn ra phổ biến, nhiều vụ việc tồn đọng kéo dài không được giải quyết dứt điểm, kể cả những việc đã có quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật, đã có chỉ đạo giải quyết của cấp trên.
Công tác chỉ đạo, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các các cơ quan thi hành án địa phương vẫn bị xem nhẹ. Trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo vẫn tồn tại nhiều vi phạm như thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo vượt quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật. Những vụ việc này phần lớn là những vụ việc khiếu nại, tố cáo có tính chất phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian xác minh tại cơ sở, phải rút hồ sơ thi hành án.
Cần những giải pháp đồng bộ
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế kể trên là do một số thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên, cán bộ, công chức thi hành án dân sự hạn chế về trình độ, năng lực, chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác này; chưa bố trí được những thẩm tra viên có năng lực, tâm huyết, có trách nhiệm để làm công tác giải quyết khiếu nại.
Một số địa phương có lượng vụ việc thi hành án nhiều, chấp hành viên, cán bộ thi hành án rơi vào tình trạng quá tải công việc nên chậm trễ trong việc tổ chức thi hành án, do đó quyền lợi của người được thi hành án không được bảo đảm.
Trong quá trình tổ chức thi hành án, cơ quan thi hành án chưa chú trọng công tác tuyên truyền pháp luật nói chung và pháp luật về thi hành án dân sự nói riêng, chưa quan tâm giải thích và giáo dục thuyết phục cho các bên đương sự hiểu và tự nguyện thực hiện các nghĩa vụ. Bản án bị hoãn, tạm đình chỉ hoặc xét xử lại nhiều lần với những kết quả trái ngược nhau đối với một vụ việc, dẫn đến tình trạng hoài nghi làm giảm hiệu quả của công tác thi hành án.
Bên cạnh đó, về mặt thể chế, việc chưa có quy định, hướng dẫn trong ngành thi hành án dân sự cũng là nguyên nhân dẫn đến những tồn đọng, yếu kém trong công tác này.
Để nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay, ngành tư pháp chủ trương tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ, quản lý điều hành của chính quyền, đề cao trách nhiệm của thủ trưởng, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thủ trưởng cơ quan thi hành án được yêu cầu củng cố và chấn chỉnh công tác tiếp công dân, từ việc bố trí cán bộ, địa điểm đến thái độ của người tiếp dân.
Bộ Tư pháp cũng đề nghị tập trung rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo gay gắt, phức tạp kéo dài.
Trong quá trình giải quyết cần làm rõ nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo để có biện pháp chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước; xác định rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm minh những cán bộ do thiếu trách nhiệm gây nên khiếu nại, tố cáo cũng như thiếu trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo; cần bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ và nghiên cứu chế độ thoả đáng cho người làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; đầy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân./.
Quỳnh Hoa (Vietnam+)