Kinh tế Việt Nam thời gian qua đã phục hồi nhờ sự nỗ lực, linh hoạt của doanh nghiệp, nhờ gói kích thích kinh tế của Chính phủ. Năm 2010 được dự báo sẽ tăng trưởng tốt hơn năm 2009 nhưng rủi ro kinh tế vĩ mô cũng có thể cao hơn.
Kinh tế thế giới, dù được nhìn nhận tươi sáng hơn, nhưng những yếu tố bất định vẫn còn, đặc biệt là quý đầu năm 2010. Trong bối cảnh mới, chính sách điều hành kinh tế vĩ mô cần được lựa chọn cẩn trọng. Đó là những gợi ý chính sách cho năm 2010 của một số chuyên gia kinh tế.
Vai trò quan trọng của chính sách tiền tệ
Tiến sĩ Đinh Văn Nhã, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội, cho rằng vệc điều hành chính sách kinh tế để giữ lạm phát dưới 7% trong năm 2010 sẽ khó hơn năm 2009.
Ngoài những yếu tố trong nước thì những yếu tố lạm phát ở nước ngoài trong quý 1, quý 2 sẽ tác động tới Việt Nam bởi những yếu tố giá cả đầu vào có xu hướng tăng lên khi nền kinh tế thế giới trong giai đoạn phục hồi.
Kiềm chế lạm phát thì bao giờ cũng là vai trò của chính sách tiền tệ. Yêu cầu rất quan trọng với chính sách tiền tệ trong năm 2010 là phải đảm bảo không gây ra mất cân đối cung cầu, ảnh hưởng tới thị trường ngoại hối và thị trường vàng. Bởi nếu không, những hiệu ứng từ hai thị trường này sẽ gây ra những hiệu ứng phụ làm giảm hiệu quả tích cực của công tác điều hành các hoạt động ngân hàng.
Ông Nhã cho rằng cũng cần kiểm soát được việc tăng lãi suất huy động vốn để không gây ra những làn sóng huy động vốn, chạy đua không lành mạnh; quản lý chặt việc cho vay đầu tư bất động sản, chứng khoán, thậm chí tiêu dùng cũng phải có giới hạn nhất định.
Những khoản cho vay này nếu vượt ngưỡng cho phép sẽ gây áp lực tăng giá, ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa, ảnh hưởng đến thị trường sản xuất. Những yếu tố của lạm phát bên ngoài từ nguyên liệu đầu vào thì phải chịu, còn những yếu tố là thương mại nhập khẩu như ôtô, hàng tiêu dùng cũng phải quản lý rất chặt.
Nói tóm lại, cần phải quản lý chặt tín dụng không phải đầu tư cho phát triển sản xuất bởi những tín dụng này dễ gây ra mất cân đối trên thị trường hàng hóa, ảnh hưởng tới hoạt đông sản xuất.
Thêm vào đó, Chính phủ đã mở rộng đưa một số mặt hàng vào diện bình ổn giá, nhất là những mặt hàng thuộc diện là đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, đó là thức ăn chăn nuôi, phân bón.
Năm 2010 cần tạo ra cơ chế, bước đột phá để tạo ra cơ chế bình ổn giá cho sản xuất nông nghiệp để tạo ra tác dụng thật cho sản xuất nông nghiệp, đem lại lợi ích cho nông dân, người nuôi trồng thủy sản. Theo ông Nhã, phải có nguồn lực vật chất để tạo ra sự bình ổn giá, tức là phải có cơ chế cho dự trữ nhà nước.
Cẩn trọng điều hành
Theo tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch-Đầu tư), có thể nói, nhìn về thế giới và khu vực thì quý đầu năm 2010 sẽ là thời điểm khó khăn, lưỡng nan về mặt chính sách của nhiều nước.
Trước hết, lưỡng nan là cách thức rút lui khỏi can thiệp ồ ạt, gói kích thích của Chính phủ như thế nào. Kinh tế thế giới được nhìn nhận lạc quan hơn tăng trưởng dương, tại một số nước thậm chí là rất khả quan.
Thế nhưng, quá trình phục hồi còn yếu. Những vấn đề về tài chính, hàng loạt các vấn đề khác vẫn còn, thậm chí cả nguy cơ đổ vỡ về tài chính.
Trong bối cảnh này, nếu muốn tiếp tục kích thích kinh tế thì sẽ phải lo đối mặt với lạm phát, thâm hụt ngân sách quá cao, không kiểm soát nổi nợ Chính phủ - tức là tiếp tục tăng trưởng thì gây ra những rủi ro vĩ mô rất lớn.
Vậy nhưng, nếu dừng kích thích kinh tế thì nhiều nước lao trở lại vòng suy thoái. Cái lưỡng nan này được đánh giá trong tháng tới, đặc biệt trong quý 1, mặc dù trong cả năm 2010 được nhìn tươi sáng hơn.
Trong bối cảnh mới, thay đổi chính sách của các nước sẽ liên quan tới thương mại và đầu tư ở Việt Nam. Bản thân Việt Nam cũng vấp phải một tình trạng tương tự như vậy. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở cao, trong bối cảnh như thế thì cách các nước thay đổi chính sách kinh tế cũng làm thay đổi chính sách thương mại, đầu tư của Việt Nam.
Chuyên gia này cũng nhận định kinh tế Việt Nam phục hồi nhờ sự nỗ lực, linh hoạt của doanh nghiệp và nhờ gói kích thích kinh tế của Chính phủ.
Năm 2010 được dự báo có mức tăng trưởng tốt hơn năm nay nhưng đồng thời những rủi ro kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng có thể cao hơn.
Ví dụ, lạm phát của năm 2010 cao hơn năm 2009, thâm hụt thương mại cũng còn rất lớn, cán cân thanh toán còn bất định, thâm hụt ngân sách còn ở mức cao. Bởi thế, Chính phủ phải có sự lựa chọn chính sách.
Sự thay đổi về lãi suất cơ bản, tỷ giá gần đây là tín hiệu rõ ràng cho thấy Chính phủ trong những tháng trước mắt tập trung vào ổn định kinh tế vĩ mô để đảm bảo quá trình hồi phục tốt hơn cho những năm sau.
Khi ổn định kinh tế vĩ mô thì điều kiện về tín dụng, chi tiêu chính phủ cần theo hướng nghiêm ngặt hơn. Điều này có thể gây ra những khó khăn nhất định cho sự hứng khởi và tăng trưởng kinh tế trong vài tháng trước mắt.
Thế nhưng, chuyên gia Võ Trí Thành cũng cho rằng trong quý 1/2010, tính bất ổn của nền kinh tế thế giới còn khá cao, sự phục hồi chưa rõ ràng. Việt Nam tập trung vào ổn định kinh tế vĩ mô nên chính sách điều hành kinh tế cần phải cẩn trọng.
Tuy nhiên, nếu hết quý 1 hoặc là hết nửa đầu năm 2010, tình hình kinh tế thế giới trở nên sáng sủa hơn, môi trường thế giới và khu vực trở nên rõ ràng hơn, kinh tế Việt Nam ổn định được, thì chính sách tạo điều kiện phát triển kinh tế cần theo hướng thuận lợi hơn.
Nhìn về tổng quát, theo ông Thành, Việt Nam nên giữ mức tăng trưởng năm 20 ở mức đảm bảo ổn định xã hội, tạo tiền đề tốt đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô cho năm nay và tiền đề cho những năm tiếp theo./.
Kinh tế thế giới, dù được nhìn nhận tươi sáng hơn, nhưng những yếu tố bất định vẫn còn, đặc biệt là quý đầu năm 2010. Trong bối cảnh mới, chính sách điều hành kinh tế vĩ mô cần được lựa chọn cẩn trọng. Đó là những gợi ý chính sách cho năm 2010 của một số chuyên gia kinh tế.
Vai trò quan trọng của chính sách tiền tệ
Tiến sĩ Đinh Văn Nhã, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội, cho rằng vệc điều hành chính sách kinh tế để giữ lạm phát dưới 7% trong năm 2010 sẽ khó hơn năm 2009.
Ngoài những yếu tố trong nước thì những yếu tố lạm phát ở nước ngoài trong quý 1, quý 2 sẽ tác động tới Việt Nam bởi những yếu tố giá cả đầu vào có xu hướng tăng lên khi nền kinh tế thế giới trong giai đoạn phục hồi.
Kiềm chế lạm phát thì bao giờ cũng là vai trò của chính sách tiền tệ. Yêu cầu rất quan trọng với chính sách tiền tệ trong năm 2010 là phải đảm bảo không gây ra mất cân đối cung cầu, ảnh hưởng tới thị trường ngoại hối và thị trường vàng. Bởi nếu không, những hiệu ứng từ hai thị trường này sẽ gây ra những hiệu ứng phụ làm giảm hiệu quả tích cực của công tác điều hành các hoạt động ngân hàng.
Ông Nhã cho rằng cũng cần kiểm soát được việc tăng lãi suất huy động vốn để không gây ra những làn sóng huy động vốn, chạy đua không lành mạnh; quản lý chặt việc cho vay đầu tư bất động sản, chứng khoán, thậm chí tiêu dùng cũng phải có giới hạn nhất định.
Những khoản cho vay này nếu vượt ngưỡng cho phép sẽ gây áp lực tăng giá, ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa, ảnh hưởng đến thị trường sản xuất. Những yếu tố của lạm phát bên ngoài từ nguyên liệu đầu vào thì phải chịu, còn những yếu tố là thương mại nhập khẩu như ôtô, hàng tiêu dùng cũng phải quản lý rất chặt.
Nói tóm lại, cần phải quản lý chặt tín dụng không phải đầu tư cho phát triển sản xuất bởi những tín dụng này dễ gây ra mất cân đối trên thị trường hàng hóa, ảnh hưởng tới hoạt đông sản xuất.
Thêm vào đó, Chính phủ đã mở rộng đưa một số mặt hàng vào diện bình ổn giá, nhất là những mặt hàng thuộc diện là đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, đó là thức ăn chăn nuôi, phân bón.
Năm 2010 cần tạo ra cơ chế, bước đột phá để tạo ra cơ chế bình ổn giá cho sản xuất nông nghiệp để tạo ra tác dụng thật cho sản xuất nông nghiệp, đem lại lợi ích cho nông dân, người nuôi trồng thủy sản. Theo ông Nhã, phải có nguồn lực vật chất để tạo ra sự bình ổn giá, tức là phải có cơ chế cho dự trữ nhà nước.
Cẩn trọng điều hành
Theo tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch-Đầu tư), có thể nói, nhìn về thế giới và khu vực thì quý đầu năm 2010 sẽ là thời điểm khó khăn, lưỡng nan về mặt chính sách của nhiều nước.
Trước hết, lưỡng nan là cách thức rút lui khỏi can thiệp ồ ạt, gói kích thích của Chính phủ như thế nào. Kinh tế thế giới được nhìn nhận lạc quan hơn tăng trưởng dương, tại một số nước thậm chí là rất khả quan.
Thế nhưng, quá trình phục hồi còn yếu. Những vấn đề về tài chính, hàng loạt các vấn đề khác vẫn còn, thậm chí cả nguy cơ đổ vỡ về tài chính.
Trong bối cảnh này, nếu muốn tiếp tục kích thích kinh tế thì sẽ phải lo đối mặt với lạm phát, thâm hụt ngân sách quá cao, không kiểm soát nổi nợ Chính phủ - tức là tiếp tục tăng trưởng thì gây ra những rủi ro vĩ mô rất lớn.
Vậy nhưng, nếu dừng kích thích kinh tế thì nhiều nước lao trở lại vòng suy thoái. Cái lưỡng nan này được đánh giá trong tháng tới, đặc biệt trong quý 1, mặc dù trong cả năm 2010 được nhìn tươi sáng hơn.
Trong bối cảnh mới, thay đổi chính sách của các nước sẽ liên quan tới thương mại và đầu tư ở Việt Nam. Bản thân Việt Nam cũng vấp phải một tình trạng tương tự như vậy. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở cao, trong bối cảnh như thế thì cách các nước thay đổi chính sách kinh tế cũng làm thay đổi chính sách thương mại, đầu tư của Việt Nam.
Chuyên gia này cũng nhận định kinh tế Việt Nam phục hồi nhờ sự nỗ lực, linh hoạt của doanh nghiệp và nhờ gói kích thích kinh tế của Chính phủ.
Năm 2010 được dự báo có mức tăng trưởng tốt hơn năm nay nhưng đồng thời những rủi ro kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng có thể cao hơn.
Ví dụ, lạm phát của năm 2010 cao hơn năm 2009, thâm hụt thương mại cũng còn rất lớn, cán cân thanh toán còn bất định, thâm hụt ngân sách còn ở mức cao. Bởi thế, Chính phủ phải có sự lựa chọn chính sách.
Sự thay đổi về lãi suất cơ bản, tỷ giá gần đây là tín hiệu rõ ràng cho thấy Chính phủ trong những tháng trước mắt tập trung vào ổn định kinh tế vĩ mô để đảm bảo quá trình hồi phục tốt hơn cho những năm sau.
Khi ổn định kinh tế vĩ mô thì điều kiện về tín dụng, chi tiêu chính phủ cần theo hướng nghiêm ngặt hơn. Điều này có thể gây ra những khó khăn nhất định cho sự hứng khởi và tăng trưởng kinh tế trong vài tháng trước mắt.
Thế nhưng, chuyên gia Võ Trí Thành cũng cho rằng trong quý 1/2010, tính bất ổn của nền kinh tế thế giới còn khá cao, sự phục hồi chưa rõ ràng. Việt Nam tập trung vào ổn định kinh tế vĩ mô nên chính sách điều hành kinh tế cần phải cẩn trọng.
Tuy nhiên, nếu hết quý 1 hoặc là hết nửa đầu năm 2010, tình hình kinh tế thế giới trở nên sáng sủa hơn, môi trường thế giới và khu vực trở nên rõ ràng hơn, kinh tế Việt Nam ổn định được, thì chính sách tạo điều kiện phát triển kinh tế cần theo hướng thuận lợi hơn.
Nhìn về tổng quát, theo ông Thành, Việt Nam nên giữ mức tăng trưởng năm 20 ở mức đảm bảo ổn định xã hội, tạo tiền đề tốt đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô cho năm nay và tiền đề cho những năm tiếp theo./.
Nguyễn Huyền (Vietnam+)