Nhận lời mời của Bộ Ngoại giao Vương quốc Na Uy, trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Na Uy (1971-2011), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đến thăm Na Uy từ ngày 31/10 đến ngày 1/11.
Trong thời gian ở thăm Na Uy, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn đã cùng Bộ trưởng Ngoại giao nước chủ nhà Jonas Gar Store dự Lễ kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Na Uy và Chương trình nghệ thuật "Hồn Sen Việt," do Đại sứ quán Việt Nam tại Na Uy và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam phối hợp tổ chức.
Cũng nhân dịp này, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn đã gặp và làm việc với Bộ trưởng Công thương Giske Trond; cùng Quốc Vụ Khanh Bộ Ngoại giao Espen Barth Eide tiến hành tham vấn chính trị trường niên lần thứ năm giữa Bộ Ngoại giao hai nước và khai mạc Hội thảo xúc tiến du lịch Việt Nam.
Trên tinh thần cởi mở, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, hai bên đã thông báo tình hình phát triển kinh tế-xã hội mỗi nước, trao đổi và nhất trí một số phương hướng và biện pháp cụ thể nhằm tăng cường quan hệ hợp tác song phương thời gian tới.
Na Uy đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế mà Việt Nam đạt được thời gian qua, nhất là mức tăng trưởng kinh tế khá cao trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, cũng như vị thế và uy tín tiếp tục được tăng cường trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.
Hai bên nhất trí ưu tiên thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư còn nhiều tiềm năng, đặc biệt trong lĩnh vực Na Uy có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như hàng hải, đóng tàu, năng lượng, dầu khí và thủy sản.
Na Uy cam kết tiếp tục ưu tiên cung cấp Viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam trong thời gian tới, tập trung nhiều hơn cho lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó có việc hỗ trợ Việt Nam triển khai giai đoạn 2 Chương trình Liên hợp quốc về giảm khí thải thông qua chống phá rừng và suy thoái rừng (dự án có tổng giá trị hơn 100 triệu USD).
Hai bên cũng trao đổi sâu rộng về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, nhất trí đẩy mạnh hợp tác giữa hai nước trên các diễn đàn đa phương và tại các tổ chức quốc tế, nhất là Liên hợp quốc, Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)./.
Trong thời gian ở thăm Na Uy, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn đã cùng Bộ trưởng Ngoại giao nước chủ nhà Jonas Gar Store dự Lễ kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Na Uy và Chương trình nghệ thuật "Hồn Sen Việt," do Đại sứ quán Việt Nam tại Na Uy và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam phối hợp tổ chức.
Cũng nhân dịp này, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn đã gặp và làm việc với Bộ trưởng Công thương Giske Trond; cùng Quốc Vụ Khanh Bộ Ngoại giao Espen Barth Eide tiến hành tham vấn chính trị trường niên lần thứ năm giữa Bộ Ngoại giao hai nước và khai mạc Hội thảo xúc tiến du lịch Việt Nam.
Trên tinh thần cởi mở, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, hai bên đã thông báo tình hình phát triển kinh tế-xã hội mỗi nước, trao đổi và nhất trí một số phương hướng và biện pháp cụ thể nhằm tăng cường quan hệ hợp tác song phương thời gian tới.
Na Uy đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế mà Việt Nam đạt được thời gian qua, nhất là mức tăng trưởng kinh tế khá cao trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, cũng như vị thế và uy tín tiếp tục được tăng cường trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.
Hai bên nhất trí ưu tiên thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư còn nhiều tiềm năng, đặc biệt trong lĩnh vực Na Uy có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như hàng hải, đóng tàu, năng lượng, dầu khí và thủy sản.
Na Uy cam kết tiếp tục ưu tiên cung cấp Viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam trong thời gian tới, tập trung nhiều hơn cho lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó có việc hỗ trợ Việt Nam triển khai giai đoạn 2 Chương trình Liên hợp quốc về giảm khí thải thông qua chống phá rừng và suy thoái rừng (dự án có tổng giá trị hơn 100 triệu USD).
Hai bên cũng trao đổi sâu rộng về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, nhất trí đẩy mạnh hợp tác giữa hai nước trên các diễn đàn đa phương và tại các tổ chức quốc tế, nhất là Liên hợp quốc, Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)./.
(TTXVN/Vietnam+)