Quốc hội Na Uy ngày 8/2 đã nhất trí thông qua hiệp định về phân định biên giới trên biển với Nga tại vùng biển giàu tài nguyên Barents.
Ngoại trưởng Na Uy Jonas Gahr Store cho rằng hiệp định trên, được Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Thủ tướng Na Uy Jens Stolltenberg ký hồi tháng 9/2010 tại thành phố cảng Murmansk của Nga, gần biên giới bờ Bắc vành đai Bắc cực của Na Uy, sẽ thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước láng giềng ven biển Baren.
Theo hiệp định này, vùng lãnh thổ tranh chấp rộng 175.000km2 (tương đương 1/2 diện tích nước Đức), phần lớn nằm trên biển Baren, sẽ được phân chia đều cho hai nước.
Duma quốc gia (Hạ viện) Nga dự kiến cũng sẽ thông qua thỏa thuận này.
Trước đó, ngày 15/9/2010, Nga và Na Uy đã ký hiệp định biên giới trên biển tại khu vực Bắc Cực nhằm mở đường cho các hoạt động khai thác dầu mỏ và khí đốt tại đây, đồng thời đặt dấu chấm hết cho cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài suốt 40 năm qua giữa hai nước.
Trước đó, lãnh đạo hai nước đã ký thỏa thuận sơ bộ hồi tháng 4/2010. Theo các nhà kinh tế thế giới, trữ lượng dầu khí tại khu vực tranh chấp này là rất lớn, với khoảng 100 tỷ đến 200 tỷ thùng dầu thô, chiếm khoảng 30% trữ lượng dầu mỏ thế giới. Lượng khí thiên nhiên ở đây cũng rất dồi dào, khoảng từ 50.000 tỷ đến 80.000 tỷ m3./.
Ngoại trưởng Na Uy Jonas Gahr Store cho rằng hiệp định trên, được Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Thủ tướng Na Uy Jens Stolltenberg ký hồi tháng 9/2010 tại thành phố cảng Murmansk của Nga, gần biên giới bờ Bắc vành đai Bắc cực của Na Uy, sẽ thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước láng giềng ven biển Baren.
Theo hiệp định này, vùng lãnh thổ tranh chấp rộng 175.000km2 (tương đương 1/2 diện tích nước Đức), phần lớn nằm trên biển Baren, sẽ được phân chia đều cho hai nước.
Duma quốc gia (Hạ viện) Nga dự kiến cũng sẽ thông qua thỏa thuận này.
Trước đó, ngày 15/9/2010, Nga và Na Uy đã ký hiệp định biên giới trên biển tại khu vực Bắc Cực nhằm mở đường cho các hoạt động khai thác dầu mỏ và khí đốt tại đây, đồng thời đặt dấu chấm hết cho cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài suốt 40 năm qua giữa hai nước.
Trước đó, lãnh đạo hai nước đã ký thỏa thuận sơ bộ hồi tháng 4/2010. Theo các nhà kinh tế thế giới, trữ lượng dầu khí tại khu vực tranh chấp này là rất lớn, với khoảng 100 tỷ đến 200 tỷ thùng dầu thô, chiếm khoảng 30% trữ lượng dầu mỏ thế giới. Lượng khí thiên nhiên ở đây cũng rất dồi dào, khoảng từ 50.000 tỷ đến 80.000 tỷ m3./.
(TTXVN/Vietnam+)