Thanh sát viên vũ khí hóa học của LHQ làm việc tại Syria. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Na Uy là quốc gia đầu tiên thông báo sẽ cử các quân nhân đến Syria để giúp Liên hợp quốc (LHQ) tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Tổng thống Bashar al-Assad.
Phát biểu trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin AP, Ngoại trưởng Na Uy Borge Brende nêu rõ nước này sẽ điều 1 tàu hàng dân sự và 1 khinh hạm hải quân đến các cảng của Syria để chở vũ khí hóa học đi nơi khác tiêu hủy.
Ông Brende khẳng định việc tiêu hủy vũ khí hóa học là nghĩa vụ của Na Uy, công việc này không phải không có rủi ro song việc để vũ khí hóa học ở lại Syria sẽ gây ra mối rủi ro lớn hơn.
Hiện Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) của LHQ vẫn đang soạn thảo kế hoạch tiêu hủy các kho vũ khí hóa học của Syria. Được biết, Đan Mạch cũng đang xem xét cung cấp sự hỗ trợ giống Na Uy và đang chờ quốc hội phê chuẩn.
Cùng ngày, đã nổ ra một cuộc biểu tình rầm rộ phản đối tiêu hủy vũ khí hóa học Syria tại Albania. Khoảng 5.000 người Albania đã biểu tình để phản đối thông tin về kế hoạch tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria ở quốc gia Đông Nam Âu này.
Người biểu tình đã tụ tập bên ngoài trụ sở Quốc hội và Văn phòng Thủ tướng ở thủ đô Tirana, hô vang khẩu hiệu “Hãy nói không với vũ khí hóa học”.
Trong những tuần qua, tổ chức OPCW đã tiến hành các cuộc thảo luận ở La Hay (Hà Lan) về cách thức tiêu hủy kho khí độc, chất độc thần kinh và hóa chất của Syria. Các nước Phương Tây và Damascus được cho là ủng hộ phương án tiêu hủy ở một nước khác. Albania dường như nằm trong số các địa điểm khả dĩ vì nước này từng tự tiêu hủy kho vũ khí hóa học của mình.
Tuy nhiên, giới chức Albania cho biết vẫn chưa có quyết định nào được đưa ra về việc liệu nước này có tham gia vào một kế hoạch như vậy hay không./.
Phát biểu trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin AP, Ngoại trưởng Na Uy Borge Brende nêu rõ nước này sẽ điều 1 tàu hàng dân sự và 1 khinh hạm hải quân đến các cảng của Syria để chở vũ khí hóa học đi nơi khác tiêu hủy.
Ông Brende khẳng định việc tiêu hủy vũ khí hóa học là nghĩa vụ của Na Uy, công việc này không phải không có rủi ro song việc để vũ khí hóa học ở lại Syria sẽ gây ra mối rủi ro lớn hơn.
Hiện Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) của LHQ vẫn đang soạn thảo kế hoạch tiêu hủy các kho vũ khí hóa học của Syria. Được biết, Đan Mạch cũng đang xem xét cung cấp sự hỗ trợ giống Na Uy và đang chờ quốc hội phê chuẩn.
Cùng ngày, đã nổ ra một cuộc biểu tình rầm rộ phản đối tiêu hủy vũ khí hóa học Syria tại Albania. Khoảng 5.000 người Albania đã biểu tình để phản đối thông tin về kế hoạch tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria ở quốc gia Đông Nam Âu này.
Người biểu tình đã tụ tập bên ngoài trụ sở Quốc hội và Văn phòng Thủ tướng ở thủ đô Tirana, hô vang khẩu hiệu “Hãy nói không với vũ khí hóa học”.
Trong những tuần qua, tổ chức OPCW đã tiến hành các cuộc thảo luận ở La Hay (Hà Lan) về cách thức tiêu hủy kho khí độc, chất độc thần kinh và hóa chất của Syria. Các nước Phương Tây và Damascus được cho là ủng hộ phương án tiêu hủy ở một nước khác. Albania dường như nằm trong số các địa điểm khả dĩ vì nước này từng tự tiêu hủy kho vũ khí hóa học của mình.
Tuy nhiên, giới chức Albania cho biết vẫn chưa có quyết định nào được đưa ra về việc liệu nước này có tham gia vào một kế hoạch như vậy hay không./.
(Vietnam+)