Các nhà khoa học Đức tuyên bố, trong quá trình thí nghiệm trên động vật, họ đã phát hiện mối liên hệ giữa cơ chế gây chết tế bào và cơ chế lão hóa tế bào.
Trong thông báo ngày 16/3 của Trung tâm y học phân tử Max Delbruck, ở Berlin, các nhà khoa học cho biết, họ đã thông qua biện pháp hóa liệu để thúc đẩy cơ chế gây chết tế bào nhằm trợ giúp công tác điều trị bệnh ung thư.
Một loại gen có tên gọi “Myc” đã phát huy tác dụng đến cơ chế gây chết tế bào, làm cho tế bào “tự sát”, tức là tự hy sinh để bảo vệ toàn bộ cơ thể.
Ngược với gen “Myc”, một loại gen khác có tên gọi “Ras” lại có tác dụng bảo vệ tế bào trong cơ chế lão hóa tế bào. Sự lão hóa tế bào sẽ làm gián đoạn chu kỳ sinh trưởng của tế bào, làm cho tế bào không thể phân chia được. Khác với cơ chế gây chết, trong cơ chế lão hóa, tế bào vẫn tồn tại và có thể thay thế.
Theo các nhà khoa học, phát hiện này có ý nghĩa quan trọng trong công tác điều trị bệnh ung thư./.
Trong thông báo ngày 16/3 của Trung tâm y học phân tử Max Delbruck, ở Berlin, các nhà khoa học cho biết, họ đã thông qua biện pháp hóa liệu để thúc đẩy cơ chế gây chết tế bào nhằm trợ giúp công tác điều trị bệnh ung thư.
Một loại gen có tên gọi “Myc” đã phát huy tác dụng đến cơ chế gây chết tế bào, làm cho tế bào “tự sát”, tức là tự hy sinh để bảo vệ toàn bộ cơ thể.
Ngược với gen “Myc”, một loại gen khác có tên gọi “Ras” lại có tác dụng bảo vệ tế bào trong cơ chế lão hóa tế bào. Sự lão hóa tế bào sẽ làm gián đoạn chu kỳ sinh trưởng của tế bào, làm cho tế bào không thể phân chia được. Khác với cơ chế gây chết, trong cơ chế lão hóa, tế bào vẫn tồn tại và có thể thay thế.
Theo các nhà khoa học, phát hiện này có ý nghĩa quan trọng trong công tác điều trị bệnh ung thư./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)