Tờ Nhật báo Phố Wall ngày 25/3 đưa tin Mỹ đã hạ giọng trong một loạt biện pháp trừng phạt cứng rắn nhằm vào Iran cũng như nới lỏng các lệnh trừng phạt như đã đề xuất để giành được sự ủng hộ của Trung Quốc và Nga.
Theo báo trên, các đề xuất có thể ngăn chặn hiệu quả không phận và lãnh hải quốc tế đối với hành lang vận chuyển hàng không cũng như đường biển của Iran đã bị loại bỏ.
Ngoài ra, Mỹ cũng hủy bỏ những kế hoạch trừng phạt nhằm vào dịch vụ bảo hiểm cho một số công ty Iran và mua bán trái phiếu của nước này.
Báo trên cho rằng các lệnh trừng phạt đã được tham vấn sẽ chủ yếu nhằm vào "các trung tâm quyền lực lớn ở Iran, đặc biệt là Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo", cũng như sẽ tăng cường sức ép hiện hữu đối với Tehran.
Trong một diễn biến liên quan, Bộ Ngoại giao Nga ngày 25/3 tuyên bố Mátxcơva có thể ủng hộ các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Iran, song nhấn mạnh các biện pháp này chỉ nhằm ngăn chặn việc phổ biến nguyên liệu hạt nhân, không hướng tới việc siết chặt tài chính và kinh tế.
Người phát ngôn bộ trên, ông Andrei Nesterenko khẳng định Nga muốn tiếp tục theo đuổi đối thoại để giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran. Ông nêu rõ nếu các bên không đạt được tiến triển rõ rệt theo hướng này, Mátxcơva không loại trừ khả năng "gia tăng sức ép đối với Tehran với sự trợ giúp của các biện pháp trừng phạt."
Trong khi đó, cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương tuyên bố Bắc Kinh tin tưởng rằng ngoại giao và đối thoại hòa bình là phương thức hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran.
Ông nhấn mạnh đây là giải pháp vì lợi ích của các bên liên quan, vì hòa bình và sự ổn định tại khu vực.
Người phát ngôn Tần Cương thúc giục các bên củng cố sự tin tưởng lẫn nhau, có lập trường linh hoạt và cùng nỗ lực để đạt được một giải pháp tổng thể và lâu dài cho vấn đề này. Ông nêu rõ Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục tham vấn các bên và thúc đẩy các cuộc đối thoại hòa bình.
Cùng ngày, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã cáo buộc các nước phương Tây đang "quan trọng hóa" chương trình hạt nhân của nước này.
Lời bình luận trên của nhà lãnh đạo Iran được phát đi một ngày sau khi sáu cường quốc (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức) thảo luận qua điện thoại về việc tăng cường các lệnh trừng phạt đối với chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này./.
Theo báo trên, các đề xuất có thể ngăn chặn hiệu quả không phận và lãnh hải quốc tế đối với hành lang vận chuyển hàng không cũng như đường biển của Iran đã bị loại bỏ.
Ngoài ra, Mỹ cũng hủy bỏ những kế hoạch trừng phạt nhằm vào dịch vụ bảo hiểm cho một số công ty Iran và mua bán trái phiếu của nước này.
Báo trên cho rằng các lệnh trừng phạt đã được tham vấn sẽ chủ yếu nhằm vào "các trung tâm quyền lực lớn ở Iran, đặc biệt là Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo", cũng như sẽ tăng cường sức ép hiện hữu đối với Tehran.
Trong một diễn biến liên quan, Bộ Ngoại giao Nga ngày 25/3 tuyên bố Mátxcơva có thể ủng hộ các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Iran, song nhấn mạnh các biện pháp này chỉ nhằm ngăn chặn việc phổ biến nguyên liệu hạt nhân, không hướng tới việc siết chặt tài chính và kinh tế.
Người phát ngôn bộ trên, ông Andrei Nesterenko khẳng định Nga muốn tiếp tục theo đuổi đối thoại để giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran. Ông nêu rõ nếu các bên không đạt được tiến triển rõ rệt theo hướng này, Mátxcơva không loại trừ khả năng "gia tăng sức ép đối với Tehran với sự trợ giúp của các biện pháp trừng phạt."
Trong khi đó, cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương tuyên bố Bắc Kinh tin tưởng rằng ngoại giao và đối thoại hòa bình là phương thức hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran.
Ông nhấn mạnh đây là giải pháp vì lợi ích của các bên liên quan, vì hòa bình và sự ổn định tại khu vực.
Người phát ngôn Tần Cương thúc giục các bên củng cố sự tin tưởng lẫn nhau, có lập trường linh hoạt và cùng nỗ lực để đạt được một giải pháp tổng thể và lâu dài cho vấn đề này. Ông nêu rõ Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục tham vấn các bên và thúc đẩy các cuộc đối thoại hòa bình.
Cùng ngày, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã cáo buộc các nước phương Tây đang "quan trọng hóa" chương trình hạt nhân của nước này.
Lời bình luận trên của nhà lãnh đạo Iran được phát đi một ngày sau khi sáu cường quốc (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức) thảo luận qua điện thoại về việc tăng cường các lệnh trừng phạt đối với chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này./.
(TTXVN/Vietnam+)