Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, bà Sharon Levin đã tới Campuchia thực hiện các thủ tục pháp lý nhằm ngăn chặn nhà bán đấu giá Sotheby's bán bức tượng Khmer từ thế kỷ thứ 10, để báu vật này có thể quy hồi cố hương.
Người phát ngôn Chính phủ Campuchia, ông Ek Tha, cho hay bà Sharon Levin đã tới đền Koh Ker để xem xét chiếc bệ của bức tượng Duryodhana, nhằm xác thực xem có phải bức tượng đã bị lấy khỏi khu di tích này hay không.
Ông Ek Tha nói với AFP: “Bà Levin đã dẫn đầu một đoàn chuyên gia nhằm thu thập dữ liệu tại đền Koh Ker, nơi bức tượng bị đánh cắp,” đồng thời cho biết bà Levin cũng đã tiếp xúc với các quan chức nước sở tại sau khi đặt chân tới Phnom Penh hôm 26/2.
Bức tượng Duryodhana hiện đang là tâm điểm của cuộc chiến pháp lý ở New York sau khi Sotheby’s lên kế hoạch bán đấu giá cổ vật này vào ngày 24/3/2011.
Phía Campuchia đã kiến nghị với nhà chức trách Mỹ rằng bức tượng đã bị đánh cắp và cần phải được trả về cố quốc, đồng thời gửi thư đề nghị UNESCO can thiệp. Giới chức Mỹ sau đó đã tiến hành các biện pháp ngăn chặn nhà đấu giá Sotheby’s bán cổ vật có giá trị lịch sử và nghệ thuật nói trên.
Ông Ek Tha cho hay: “Chuyến thăm của bà Levin sẽ giúp xây dựng những cơ sở pháp lý liên quan đến vụ kiện.” Theo ông Ek Tha thì có thể bức tượng bị lấy cắp trong thời gian chiến tranh, vào khoảng năm 1972.
Văn phòng Bộ trưởng Tư pháp Mỹ hồi năm ngoái đã ra một thông báo cho rằng bức tượng Duryodhana đã bị “đánh cắp khỏi ngôi đền Koh Ker ở Campuchia”.
“Koh Ker là di tích đặc biệt quan trọng, bức tượng Duryodhana là một phần của di chỉ có giá trị đối với người dân Campuchia và là một phần di sản văn hóa của đất nước này,” thông báo cho biết.
Trong khi đó, nhà đấu giá Sotheby’s hiện vẫn đang tạm giữ bức tượng, vốn được định giá từ 2-3 triệu USD, song không được phép bán cho tới khi có phán quyết cuối cùng./.
Người phát ngôn Chính phủ Campuchia, ông Ek Tha, cho hay bà Sharon Levin đã tới đền Koh Ker để xem xét chiếc bệ của bức tượng Duryodhana, nhằm xác thực xem có phải bức tượng đã bị lấy khỏi khu di tích này hay không.
Ông Ek Tha nói với AFP: “Bà Levin đã dẫn đầu một đoàn chuyên gia nhằm thu thập dữ liệu tại đền Koh Ker, nơi bức tượng bị đánh cắp,” đồng thời cho biết bà Levin cũng đã tiếp xúc với các quan chức nước sở tại sau khi đặt chân tới Phnom Penh hôm 26/2.
Bức tượng Duryodhana hiện đang là tâm điểm của cuộc chiến pháp lý ở New York sau khi Sotheby’s lên kế hoạch bán đấu giá cổ vật này vào ngày 24/3/2011.
Phía Campuchia đã kiến nghị với nhà chức trách Mỹ rằng bức tượng đã bị đánh cắp và cần phải được trả về cố quốc, đồng thời gửi thư đề nghị UNESCO can thiệp. Giới chức Mỹ sau đó đã tiến hành các biện pháp ngăn chặn nhà đấu giá Sotheby’s bán cổ vật có giá trị lịch sử và nghệ thuật nói trên.
Ông Ek Tha cho hay: “Chuyến thăm của bà Levin sẽ giúp xây dựng những cơ sở pháp lý liên quan đến vụ kiện.” Theo ông Ek Tha thì có thể bức tượng bị lấy cắp trong thời gian chiến tranh, vào khoảng năm 1972.
Văn phòng Bộ trưởng Tư pháp Mỹ hồi năm ngoái đã ra một thông báo cho rằng bức tượng Duryodhana đã bị “đánh cắp khỏi ngôi đền Koh Ker ở Campuchia”.
“Koh Ker là di tích đặc biệt quan trọng, bức tượng Duryodhana là một phần của di chỉ có giá trị đối với người dân Campuchia và là một phần di sản văn hóa của đất nước này,” thông báo cho biết.
Trong khi đó, nhà đấu giá Sotheby’s hiện vẫn đang tạm giữ bức tượng, vốn được định giá từ 2-3 triệu USD, song không được phép bán cho tới khi có phán quyết cuối cùng./.
Trà My (Vietnam+)