Hãng thông tấn Nga Itar-Tass dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết các tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm xa sẽ vẫn được triển khai, mặc dù thử nghiệm gần đây đã thất bại.
Theo người phát ngôn Bộ Quốc phòng George Little, chính quyền Mỹ không định từ bỏ các kế hoạch triển khai các tên lửa đánh chặn bổ sung của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo vì cuộc thử nghiệm không thành công mới đây.
“Không có bất kỳ sự thay đổi nào trong kế hoạch gia tăng số lượng tên lửa đánh chặn đến con số 44 đơn vị” – ông George Little nhấn mạnh.
Về ý định của Lầu Năm Góc triển khai 14 tên lửa đánh chặn mặt đất tại căn cứ Fort Greely ở Alaska như thông báo hồi tháng 3/2013 của Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, theo lời ông George Little, toàn bộ số tên lửa này sẽ được triển khai vào năm 2017.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc cho biết, hiện nay tại Alaska đang có 26 tên lửa đánh chặn. Ngoài ra, 4 tên lửa cùng loại cũng đang được triển khai ở căn cứ không quân Vandenberg ở bang California.
Theo lời ông George Little, “vụ thử nghiệm không thành công vừa qua đang được các chuyên gia điều tra để tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc tên lửa đánh chặn không thể tiêu diệt được mục tiêu."
Dù trong hoàn cảnh nào, theo lời ông George Little, Hoa Kỳ cũng “cần phải có hệ thống phòng thủ chống tên lửa nghiêm túc để bảo vệ chính mình và các đồng minh."
[Tên lửa đánh chặn Mỹ không tiêu diệt được mục tiêu]
Ngày 5/7 vừa quan Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ đã tiến hành thử tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm xa. Vụ thử nghiệm đã thất bại sau khi tên lửa đánh chặn không thể tiêu diệt được mục tiêu diễn tập.
Tên lửa phòng thủ được phóng đi từ căn cứ không quân Mỹ Vandenberg ở bang California để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm xa mục tiêu được phóng đi từ đảo san hô Kwajalein ở Thái Bình Dương, nhưng đã không thành công.
Các chuyên gia Mỹ rất kỳ vọng vào cuộc thử nghiệm vừa qua khi gọi đây là “cuộc thử nghiệm được chờ đợi từ lâu và cực kỳ quan trọng đối với Hoa Kỳ trong kế hoạch chống lại các cuộc tấn công có thể với việc sử dụng tên lửa đạn đạo tầm xa”./.
Theo người phát ngôn Bộ Quốc phòng George Little, chính quyền Mỹ không định từ bỏ các kế hoạch triển khai các tên lửa đánh chặn bổ sung của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo vì cuộc thử nghiệm không thành công mới đây.
“Không có bất kỳ sự thay đổi nào trong kế hoạch gia tăng số lượng tên lửa đánh chặn đến con số 44 đơn vị” – ông George Little nhấn mạnh.
Về ý định của Lầu Năm Góc triển khai 14 tên lửa đánh chặn mặt đất tại căn cứ Fort Greely ở Alaska như thông báo hồi tháng 3/2013 của Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, theo lời ông George Little, toàn bộ số tên lửa này sẽ được triển khai vào năm 2017.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc cho biết, hiện nay tại Alaska đang có 26 tên lửa đánh chặn. Ngoài ra, 4 tên lửa cùng loại cũng đang được triển khai ở căn cứ không quân Vandenberg ở bang California.
Theo lời ông George Little, “vụ thử nghiệm không thành công vừa qua đang được các chuyên gia điều tra để tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc tên lửa đánh chặn không thể tiêu diệt được mục tiêu."
Dù trong hoàn cảnh nào, theo lời ông George Little, Hoa Kỳ cũng “cần phải có hệ thống phòng thủ chống tên lửa nghiêm túc để bảo vệ chính mình và các đồng minh."
[Tên lửa đánh chặn Mỹ không tiêu diệt được mục tiêu]
Ngày 5/7 vừa quan Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ đã tiến hành thử tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm xa. Vụ thử nghiệm đã thất bại sau khi tên lửa đánh chặn không thể tiêu diệt được mục tiêu diễn tập.
Tên lửa phòng thủ được phóng đi từ căn cứ không quân Mỹ Vandenberg ở bang California để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm xa mục tiêu được phóng đi từ đảo san hô Kwajalein ở Thái Bình Dương, nhưng đã không thành công.
Các chuyên gia Mỹ rất kỳ vọng vào cuộc thử nghiệm vừa qua khi gọi đây là “cuộc thử nghiệm được chờ đợi từ lâu và cực kỳ quan trọng đối với Hoa Kỳ trong kế hoạch chống lại các cuộc tấn công có thể với việc sử dụng tên lửa đạn đạo tầm xa”./.
Công Ninh