Trong bối cảnh chỉ còn một tháng nữa là chương trình tăng thuế và cắt giảm chi tiêu mạnh bắt đầu có hiệu lực, ngày 29/11, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đề xuất việc tăng thuế lên 1.600 tỷ USD trong vòng 10 năm tới như một giải pháp nhằm giúp nước Mỹ tránh va vào "vách đá tài chính."
Tuy nhiên, đề xuất này ngay lập tức đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của phe Cộng hòa khi cho rằng điều này là "hoàn toàn vô lý."
Đề xuất trên được Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner đưa ra trong cuộc gặp với Chủ tịch Hạ viện Mỹ, Hạ nghị sỹ Cộng hòa John Boehner.
Theo nhận định một nghị sỹ đảng Cộng hòa, đề xuất trên của chính quyền Tổng thống Obama là "không cân bằng" và "phi thực tế" khi yêu cầu tăng thuế lên 1.600 tỷ USD để đổi lại việc cắt giảm chi tiêu "vỏn vẹn" 400 tỷ USD sau đó. Quan chức này cũng cho rằng con số 1.600 tỷ USD này cao gần gấp đôi so với mức thuế sẽ thu được nếu chính sách miễn giảm thuế cho 2% dân số giàu có nhất tại Mỹ hết hạn.
Trong khi đó, phát biểu trước báo giới sau cuộc gặp, Chủ tịch Boehner bày tỏ thất vọng về đề xuất trên của chính quyền Obama, đồng thời cho biết các cuộc đàm phán giữa Nhà Trắng và Quốc hội trong hơn 2 tuần qua nhằm đạt được một thỏa thuận về chính sách tài chính và thuế vẫn chưa đạt được bước tiến nào.
Mâu thuẫn chủ yếu giữa Nhà Trắng và phe Dân chủ với phe Cộng hòa là cắt giảm chi tiêu ngân sách phải đồng thời với việc tăng hoặc giảm thuế thu nhập cho người dân. Nhà Trắng và phe Dân chủ kiên quyết đòi phải tăng thuế đối với thiểu số 2% những người giàu có nhất nước Mỹ trong khi các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Quốc hội vẫn dứt khoát tuyên bố sẽ bác bỏ mọi đề xuất bao gồm việc tăng thuế đối với tầng lớp thượng lưu.
Tranh cãi trên diễn ra trong bối cảnh thâm hụt ngân sách Mỹ thường niên đang ở mức trên 1.000 tỷ USD, trong khi nợ quốc gia đã vượt ngưỡng 16.000 tỷ USD.
Giới phân tích nhận định nếu giới chức chính trị không nhất trí được với nhau, hàng chục triệu người lao động Mỹ sẽ phải đóng thêm 2.200 USD tiền thuế khi đạo luật giảm thuế thu nhập áp dụng từ thời Tổng thống George W. Bush hết hạn vào ngày 31/12/2012 tới./.
Tuy nhiên, đề xuất này ngay lập tức đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của phe Cộng hòa khi cho rằng điều này là "hoàn toàn vô lý."
Đề xuất trên được Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner đưa ra trong cuộc gặp với Chủ tịch Hạ viện Mỹ, Hạ nghị sỹ Cộng hòa John Boehner.
Theo nhận định một nghị sỹ đảng Cộng hòa, đề xuất trên của chính quyền Tổng thống Obama là "không cân bằng" và "phi thực tế" khi yêu cầu tăng thuế lên 1.600 tỷ USD để đổi lại việc cắt giảm chi tiêu "vỏn vẹn" 400 tỷ USD sau đó. Quan chức này cũng cho rằng con số 1.600 tỷ USD này cao gần gấp đôi so với mức thuế sẽ thu được nếu chính sách miễn giảm thuế cho 2% dân số giàu có nhất tại Mỹ hết hạn.
Trong khi đó, phát biểu trước báo giới sau cuộc gặp, Chủ tịch Boehner bày tỏ thất vọng về đề xuất trên của chính quyền Obama, đồng thời cho biết các cuộc đàm phán giữa Nhà Trắng và Quốc hội trong hơn 2 tuần qua nhằm đạt được một thỏa thuận về chính sách tài chính và thuế vẫn chưa đạt được bước tiến nào.
Mâu thuẫn chủ yếu giữa Nhà Trắng và phe Dân chủ với phe Cộng hòa là cắt giảm chi tiêu ngân sách phải đồng thời với việc tăng hoặc giảm thuế thu nhập cho người dân. Nhà Trắng và phe Dân chủ kiên quyết đòi phải tăng thuế đối với thiểu số 2% những người giàu có nhất nước Mỹ trong khi các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Quốc hội vẫn dứt khoát tuyên bố sẽ bác bỏ mọi đề xuất bao gồm việc tăng thuế đối với tầng lớp thượng lưu.
Tranh cãi trên diễn ra trong bối cảnh thâm hụt ngân sách Mỹ thường niên đang ở mức trên 1.000 tỷ USD, trong khi nợ quốc gia đã vượt ngưỡng 16.000 tỷ USD.
Giới phân tích nhận định nếu giới chức chính trị không nhất trí được với nhau, hàng chục triệu người lao động Mỹ sẽ phải đóng thêm 2.200 USD tiền thuế khi đạo luật giảm thuế thu nhập áp dụng từ thời Tổng thống George W. Bush hết hạn vào ngày 31/12/2012 tới./.
(TTXVN)